Bao bì sản phẩm là gì? Bao bì thương phẩm là gì? Có mấy loại bao bì thương phẩm?
Bao bì sản phẩm là gì? Bao bì thương phẩm là gì? Có mấy loại bao bì thương phẩm?
Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, có thể hiểu bao bì sản phẩm là lớp vỏ bọc bên ngoài dùng để chứa đựng, bảo vệ và truyền tải thông tin về sản phẩm. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản sản phẩm, quảng bá thương hiệu và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Bao bì sản phẩm cung cấp những thông tin cần thiết một cách cụ thể để khách hàng hiểu rõ về sản phẩm cần mua như thành phần, nguyên liệu sản phẩm, công dụng và chức năng, thông tin nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng…
Bên cạnh đó, bao bì thương phẩm được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp;
...
Theo đó, bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài:
- Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;
- Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp.
Bao bì sản phẩm là gì? Bao bì thương phẩm là gì? Có mấy loại bao bì thương phẩm? (Hình từ Internet)
Khi gắn nhãn phụ trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm thì cần lưu ý điều gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP một số khoản bị bãi bỏ bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.
Như vậy, khi gắn nhãn phụ trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm thì phải lưu ý không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
Trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về định lượng hàng hóa như sau:
Điều 13. Định lượng hàng hóa
1. Hàng hóa định lượng bàng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
2. Hàng hóa định lượng bằng số đếm thì phải ghi định lượng theo số đếm tự nhiên.
3. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa.
4. Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng.
5. Trường hợp tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hóa thì phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó.
6. Cách ghi định lượng hàng hóa quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
Theo đó, trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?