Luật Công đoàn lần đầu tiên được Quốc hội nước ta ban hành vào năm nào?

Cho tôi hỏi Luật Công đoàn lần đầu tiên được Quốc hội nước ta ban hành vào năm nào? Những đối tượng nào được gia nhập Công đoàn Việt Nam? Câu hỏi từ chị Trâm (Bắc Giang)

Luật Công đoàn lần đầu tiên được Quốc hội nước ta ban hành vào năm nào?

Ngày 05/11/1957, Quốc hội ban hành Luật Công đoàn 1957 để định rõ vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức Công đoàn trong chế độ dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Luật Công đoàn 1957 là Luật Công đoàn đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành vào năm 1957.

Tại Điều 4 Luật Công đoàn 1957 quy định nhiệm vụ mà Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để củng cố và phát triển thắng lợi của cách mạng, bảo vệ quyền lợi căn bản của giai cấp công nhân như sau:

- Tổ chức, giáo dục, đoàn kết thống nhất lực lượng lao động chân tay và lao động trí óc, làm trụ cột của chính quyền dân chủ nhân dân và Mặt trận dân tộc thống nhất; tích cực và gương mẫu thực hiện những chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Tổ chức, giáo dục lao động chân tay và lao động trí óc phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần chủ nhân đất nước, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xí nghiệp, tôn trọng kỷ luật lao động, triệt để thực hiện chế độ bảo vệ an toàn lao động, đẩy mạnh thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, không ngừng nâng cao hiệu suất lao động, quý trọng của công, đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ô, bảo vệ xí nghiệp và cơ quan, chống mọi hoạt động phá hoại, nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước.

- Bảo vệ quyền lợi của lao động, tổ chức cải thiện sinh hoạt và thi hành mọi biện pháp nhằm nâng cao dần dần đời sống vật chất và văn hoá của công nhân, viên chức trên cơ sở phát triển sản xuất.

- Đoàn kết nhất trí với anh chị em lao động và đồng bào miền Nam, đấu tranh bảo vệ quyền lợi hàng ngày và các quyền tự do dân chủ, đòi lập lại quan hệ bình thường Bắc Nam thực hiện thống nhất nước nhà.

- Nâng cao tinh thần quốc tế vô sản kết hợp với tinh thần yêu nước chân chính, đoàn kết thống nhất với lực lượng lao động thế giới, đấu tranh cho quyền lợi của lao động, cho tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước, cho độc lập dân tộc và hoà bình thế giới.

Luật Công đoàn lần đầu tiên được Quốc hội nước ta ban hành vào năm nào?

Luật Công đoàn lần đầu tiên được Quốc hội nước ta ban hành vào năm nào? (Hình từ Internet)

Năm 2024, đoàn viên công đoàn có quyền gì?

Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định đoàn viên công đoàn có quyền như sau:

- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Những đối tượng nào được gia nhập Công đoàn Việt Nam?

Căn cứ Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam:

Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam
1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.

Như vậy, những đối tượng sau được gia nhập Công đoàn Việt Nam:

- Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;

- Người Việt Nam lao động tự do hợp pháp;

- Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam;

Trân trọng!


Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thể thức văn bản của công đoàn mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
09 mẫu văn bản hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng của tổ chức công đoàn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ bao lâu 1 lần? Số lượng ủy viên của ban chấp hành công đoàn cơ sở do ai quyết định và có bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập mới bao nhiêu Ban nữ công quần chúng?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cho công đoàn hoạt động thuộc về trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 1961 - 1988 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
NỘI DUNG Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, Ban Cán sự Phụ nữ lao động kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập? Nhiệm vụ của Ban Cán sự Phụ nữ lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Phan Vũ Hiền Mai
2,526 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào