Theo Chỉ thị số 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động nào?
- Theo Chỉ thị số 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động nào?
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật lên Quốc hội hay không?
- Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có cần lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hay không?
Theo Chỉ thị số 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động nào?
Theo Mục 6 Chỉ thị 01/CT-TLĐ năm 2012 có quy định cụ thể như sau:
....
5. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn tổng hợp tình hình tai nạn lao động trong các đơn vị thuộc địa phương, ngành, đơn vị quản lý, định kỳ báo cáo Tổng Liên đoàn theo mốc thời gian: báo cáo 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7, báo cáo cả năm trước ngày 25 tháng 1 năm sau.
6. Đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động có từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra trên địa bàn thì ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn; sau khi hoàn thành điều tra, lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra phải sao gửi biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động về Tổng Liên đoàn và cho Công đoàn ngành TW (nếu CĐCS để xảy ra tai nạn lao động là đơn vị trực thuộc ngành TW).
....
Như vậy, theo Chỉ thị 01/CT-TLĐ năm 2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn quy định có quy định Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động như sau:
- Tai nạn lao động chết người.
- Tai nạn lao động có từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra trên địa bàn.
Theo Chỉ thị số 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động nào? (Hình từ Internet)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật lên Quốc hội hay không?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Công đoàn 2012 quy định về trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật như sau:
Điều 12. Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Thông qua quy định trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật lên Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có cần lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hay không?
Theo Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Điều 37. Thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp
1. Tất cả người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp phải được thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức xã hội có liên quan và được rà soát sửa đổi, bổ sung phù hợp với thay đổi về môi trường lao động, thiết bị, công nghệ.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo, thống kê về phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế.
3. Hằng năm, Bộ Y tế gửi báo cáo thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
4. Bộ Y tế tổ chức, hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình bệnh nghề nghiệp; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bệnh nghề nghiệp; tổ chức điều tra bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi khi lấy ý kiến của các tổ chức sau đây:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
- Tổ chức xã hội có liên quan
Như vậy, Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành cần phải lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?