Có được sử dụng đất trồng lúa để xây mộ cho người thân không?

Cho tôi hỏi: Tôi có được sử dụng đất trồng lúa để xây mộ cho người thân không? (Chị Biên - đến từ Hà Giang)

Đất trồng lúa là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác

Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như sau:

- Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

- Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

- Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, người sử dụng đất trồng lúa phải sự đất đúng mục đích quy định, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh cực đất đai.

Có được sử dụng đất trồng lúa để xây mộ cho người thân không?

Có được sử dụng đất trồng lúa để xây mộ cho người thân không? (Hình ảnh từ Internet)

Có được sử dụng đất trồng lúa để xây mộ cho người thân không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 6 Thông tư 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa thuộc đất nông nghiệp, tuy nhiên việc xây mồ mả được thực hiện trên đất phi nông nghiệp. Do vậy, việc sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện mục đích phi nông nghiệp thì cần thực hiện chuyển đổi mục đích theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 về trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
...
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
...

Liên quan đến vấn đề sử dụng đất để xây mộ, tại Điều 3 Nghị định 23/2016/NĐ-CP quy đinh như sau:

Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ pháp luật về quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường).
2. Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
3. Việc quản lý đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ theo pháp luật về đất đai, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường.
4. Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Việc táng phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại.
6. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
7. Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
8. Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.
9. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.
10. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.

Căn cứ từ các quy định trên, khi mua đất nông nghiệp để xây mộ cho người thân cần thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp và được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh. Đồng thời, việc xây dựng các phần mộ phải đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng nghĩa trang.

Như vậy, không được phép sử dụng đất trồng lúa để xây mộ cho người thân, trong trường hợp sử dụng đất trồng lúa để xây mộ mà không chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mảnh đất không nằm trong kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang hoặc không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì bị coi là vi phạm pháp luật.

Mức xử phạt khi tự ý mua đất trồng lúa để xây mộ cho người thân?

Trường hợp tự ý mua đất trồng lúa để xây mộ được xác định là sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Quy định mức xử phạt vấn đề này tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

[1] Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

[2] Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt so với chuyển đội đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, mức phạt đối với tổ chức vi phạm bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi

Trân trọng!

Đất trồng lúa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đất trồng lúa
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sử dụng đất trồng lúa để xây mộ cho người thân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất trồng lúa có ký hiệu trên sổ đỏ như thế nào năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển mục đích đất lúa có cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất ngân sách nhà nước hỗ trợ 2 triệu đồng/ha/năm với đất chuyên trồng lúa?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đất trồng lúa
Trần Thị Ngọc My
181 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đất trồng lúa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào