Chỉ thị 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin đối với các vụ TNLĐ nào?

Xin hỏi theo Chỉ thị 01/CT-TLĐ, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận thông tin đối với các vụ TNLĐ nào? - Câu hỏi của Thị Hà (Hải Dương)

Chỉ thị 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin đối với các vụ TNLĐ nào?

Căn cứ Mục 6 Chỉ thị 01/CT-TLĐ năm 2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn quy định như sau:

....
6. Đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao đợng có từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra trên địa bàn thì ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn; sau khi hoàn thành điều tra, lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra phải sao gửi biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động về Tổng Liên đoàn và cho Công đoàn ngành TW (nếu CĐCS để xảy ra tai nạn lao động là đơn vị trực thuộc ngành TW).
7. Tổ chức thực hiện:
Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này đến các cấp công đoàn trong phạm vi địa phương, đơn vị mình quản lý;
Ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này, định kỳ báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Như vậy, Chỉ thị 01/CT-TLĐ ngày 19/11/2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn quy định: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động có từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra trên địa bàn.

Xem thêm Chỉ thị 01/CT-TLĐ năm 2012 thực hiện thống kê, báo cáo tai nạn lao động trong hệ thống công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.

Chỉ thị 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin đối với các vụ TNLĐ nào?

Chỉ thị 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin đối với các vụ TNLĐ nào? (Hình từ Internet)

Có phải thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên không?

Theo khoản 2 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã điều tra khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm có đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.
...

Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp:

Các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành.

Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên là bao lâu?

Theo khoản 6 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
...
6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;
b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;
c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;
d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.
Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này.
...

Theo đó, Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên là không quá 20 ngày, tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

Trân trọng!

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức trợ cấp tai nạn lao động do lỗi của mình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Chỉ thị số 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được được thông tin đối với các vụ tai nạn lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và bị bệnh nghề nghiệp với mức thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị TNLĐ có mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% không được bồi thường, trợ cấp đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 01/CT-TLĐ: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực phải báo cáo nhanh về Tổng Liên đoàn khi nhận được thông tin đối với các vụ TNLĐ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trước khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân có yêu cầu kỹ thuật cao cho người lao động, người sử dụng lao động phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị TNLĐ, BNN không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động không được buộc NLĐ tiếp tục làm công việc nếu các nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa nghiêm trọng tính mạng chưa được khắc phục đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần, hằng tháng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động lần đầu được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Tạ Thị Thanh Thảo
418 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào