22 tháng 5 là ngày gì, thứ mấy? 22 tháng 5 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
22 tháng 5 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời
Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo được tổ chức trang trọng nhằm tôn kính Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày Lễ Phật Đản được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức rất long trọng và thành kính. Vừa thể hiện sự tôn kính vừa tận hưởng không khí vui vẻ của lễ hội, xoá bỏ phiền não và mệt nhọc.
Theo đó, tại Việt Nam, Lễ Phật Đản 2024 sẽ được tổ chức như sau:
- Tuần lễ Phật đản năm 2024 bắt đầu từ thứ tư ngày mùng 8/4 đến 15/4 Giáp Thìn (tức 15/5 đến ngày 22/5/2024);
- Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức thứ 4 ngày 22/5/2024).
Như vậy, theo lịch vạn niên, ngày 22 tháng 5 năm 2024 tức Ngày lễ Phật đản sẽ rơi vào Thứ tư nhằm ngày 15/4/2024 âm lịch.
22 tháng 5 là ngày gì, thứ mấy? 22 tháng 5 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Tổ chức ngày lễ Phật Đản 2024 có phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Căn cứ Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc thông báo tổ chức ngày lễ Phật Đản như sau:
Điều 13. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
3. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.
Như vậy, Lễ Phật Đản 2024 là một lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ hàng năm tại Việt Nam, do đó việc thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Khi tổ chức ngày lễ Phật Đản, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức.
Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:
Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Theo đó, pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo Nghị định 08?
- Quy hoạch chi tiết 1/500 không triển khai trong thời gian bao lâu thì bị điều chỉnh?
- Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào ban hành?
- Để nâng hạng giấy phép lái xe quân sự từ hạng D1 lên hạng D cần thời gian lái xe bao lâu?