Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào ban hành?
Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào ban hành?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 91/2015/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện cụ thể như sau:
Điều 42. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thẩm quyền ban hành quy chế tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
a) Chính phủ ban hành quy chế tài chính đối với một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quy chế tài chính đối với công ty mẹ “ tổng công ty nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý sau khi có thỏa thuận với Bộ Tài chính; ban hành Quy chế tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn lại do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
[...]
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ban hành quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bao gồm:
- Đối với một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Quy chế tài chính do Chính phủ ban hành.
- Đối với công ty mẹ “ tổng công ty nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý sau khi có thỏa thuận với Bộ Tài chính; các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn lại do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý: Quy chế tài chính do Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành.
Quy chế tài chính của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do cơ quan nào ban hành? (Hình từ Internet)
Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 91/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP; sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP; sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP quy định phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
[1] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:
- Dịch vụ bưu chính công ích.
- Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm).
- Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ.
- Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.
- Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn.
- Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng).
- Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
[2] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
[3] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:
- Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng.
- Kinh doanh xổ số.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu
[4] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn được quy định ra sao?
Theo quy định Điều 19 Nghị định 91/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP; sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP, vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn được quy định như sau:
[1] Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành lập mới mức vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc sau:
- Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Đề án thành lập doanh nghiệp.
- Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
[2] Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động khi thực hiện điều chỉnh mức vốn điều lệ, việc xác định lại mức vốn điều lệ phải trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
- Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ:
+ Phương thức xác định lại mức vốn điều lệ và xác định mức vốn điều lệ tăng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
+ Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt hồ sơ đề nghị đầu tư bổ sung vốn điều lệ và thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, trình tự giảm vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Doanh nghiệp giảm vốn điều lệ trong trường hợp hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, thực hiện nộp phần vốn góp hoàn trả về ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?