Doanh nghiệp nhà nước mua sắm hàng hóa có phải áp dụng Luật Đấu thầu không?
Doanh nghiệp nhà nước mua sắm hàng hóa có phải áp dụng Luật Đấu thầu không?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu bao gồm:
....
2. Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:
a) Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
....
4. Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật này.
Ngoài ra, tại khoản 7 Điều 3 Luật Đấu thầu 2023 quy định về áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài như sau:
Điều 3. Áp dụng Luật Đấu thầu, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
....
7. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình trong các trường hợp sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu sử dụng vốn do tổ chức, cá nhân trong nước tài trợ mà nhà tài trợ yêu cầu không lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này; gói thầu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn vốn vay, trừ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, vốn vay lại từ vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu ở nước ngoài của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
.....
e) Mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá bán do Nhà nước định giá cụ thể theo quy định của pháp luật về giá;
......
Thông qua các quy định trên, doanh nghiệp nhà nước mua sắm hàng hóa phải áp dụng Luật Đấu thầu 2023 nếu lựa chọn nhà thầu để thực hiện:
- Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp mua sắm hàng hóa khác, doanh nghiệp nhà nước có thể tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể của Luật Đấu thầu 2023.
Hoặc đối với mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá bán do Nhà nước định giá cụ thể theo quy định của pháp luật về giá, doanh nghiệp nhà nước có thể tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Doanh nghiệp nhà nước mua sắm hàng hóa có phải áp dụng Luật Đấu thầu không? (Hình từ Internet)
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ áp dụng đối với mua sắm hàng hóa trong trường hợp nào?
Theo quy định Điều 30 Luật Đấu thầu 2023, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ áp đụng đối với mua sắm hàng hóa trong trường hợp như sau:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, trừ gói thầu mua sắm hàng hóa đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.
- Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
- Chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
- Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
Phương pháp giá đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa như thế nào?
Căn cứ tại Điều 58 Luật Đấu thầu 2023, phương pháp giá đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa như sau:
- Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh;
- Phương pháp giá đánh giá được áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn.
- Một hoặc các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu; công suất, hiệu suất; kết quả thống kê, đánh giá việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ; đấu thầu bền vững và các yếu tố khác;
- Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?