Chỉ được sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý đúng không?

Cho tôi hỏi: Chỉ được sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý đúng không?- Anh Nhân (Hà Nội).

Chỉ được sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý đúng không?

Tại Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT có quy định về yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trộn phụ gia thực phẩm như sau:

Điều 10. Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trộn phụ gia thực phẩm
1. Yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại:
a) Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản;
b) Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của sản phẩm và không gây ra nguy cơ đối với sức khỏe con người;
c) Nhãn của phụ gia thực phẩm được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện thêm ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại. Hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất phụ gia thực phẩm đã được thể hiện trên nhãn gốc của phụ gia thực phẩm trước khi được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.
2. Yêu cầu đối với việc phối trộn phụ gia thực phẩm, phụ gia thực phẩm hỗn hợp:
a) Chỉ được phép phối trộn các phụ gia thực phẩm khi không gây ra bất cứ nguy cơ nào đối với sức khỏe con người;
b) Liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia thực phẩm trong thành phần cấu tạo;
c) Hướng dẫn mức sử dụng tối đa, đối tượng thực phẩm và chức năng;
d) Tuân thủ các quy định khác liên quan đến sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm.

Tại Điều 6 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN có quy định về ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa như sau:

Điều 6. Ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (khoản 1, khoản 3, khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.
Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.
2. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, có cùng thương hiệu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở Việt Nam trên nhãn hàng hóa nếu được chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép, nhưng phải bảo đảm truy xuất được cơ sở sản xuất ra hàng hóa khi cần thiết và/hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý và ghi rõ xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa.
3. Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai khi được tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải bảo đảm chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc.
Ví dụ: cho phép san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai theo hợp đồng.
Hàng hóa được san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai trên nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đóng gói, đóng chai và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói, đóng chai.
4. Hàng hóa được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhiều bộ phận, linh kiện mà các bộ phận, linh kiện này được nhập khẩu và/hoặc sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong nước thì trên nhãn hàng hóa ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa lắp ráp hoàn chỉnh, địa chỉ lắp ráp và ghi rõ xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về xác định xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm chỉ được thực hiện khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản.

Bên cạnh đó, hàng hóa được san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai trên nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đóng gói, đóng chai và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói, đóng chai.

Chỉ được sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý đúng không?

Chỉ được sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý đúng không? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia là gì?

Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 24/2019/TT-BYT có quy định yêu cầu đối với phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia là:

- Được phép sử dụng trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);

- Không vượt quá mức sử dụng tối đa trong các nguyên liệu hoặc thành phần (bao gồm cả phụ gia thực phẩm);

- Thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần phải bảo đảm lượng phụ gia thực phẩm đó không được vượt quá mức sử dụng tối đa trong nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm theo quy trình, công nghệ sản xuất.

Mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP) được xác định theo nguyên tắc gì?

Tại Điều 8 Thông tư 24/2019/TT-BYT có quy định mức sử dụng tối đa phụ gia thực phẩm theo Thực hành sản xuất tốt (GMP) được xác định theo nguyên tắc sau:

- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm sử dụng để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

- Lượng phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất phải bảo đảm không làm thay đổi bản chất của thực phẩm hay công nghệ sản xuất thực phẩm.

- Phụ gia thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, an toàn dùng cho thực phẩm và được chế biến, vận chuyển như đối với nguyên liệu thực phẩm.

Trân trọng!

Phụ gia thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phụ gia thực phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi nhãn phụ gia thực phẩm? Nội dung nào bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa?
Hỏi đáp pháp luật
Ký hiệu INS trong phụ gia thực phẩm nghĩa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chất tạo bọt là gì? Sử dụng chất tạo bọt không có thời hạn sử dụng bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến tôm hùm đông lạnh nhanh theo TCVN 7110:2008?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ được sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm khi đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chất phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng trong thực phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phụ gia thực phẩm
Lương Thị Tâm Như
1,988 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phụ gia thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ gia thực phẩm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản quy định về nhãn hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào