Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024?

Xin cho tôi hỏi: Tôi muốn đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động tham gia phòng chống bạo lực gia đình thì đăng ký như thế nào? (Câu hỏi từ chị Hạnh - Long An).

Hiện nay, có các loại hình cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các loại hình cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 35. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Địa chỉ tin cậy;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, hiện nay có 06 loại hình cơ sở trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm:

- Địa chỉ tin cậy;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Cơ sở trợ giúp xã hội;

- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình.

Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024?

Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024? (Hình từ Internet)

Các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thực hiện các hoạt động nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP quy định về cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 22. Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
d) Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
4. Phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là người lao động, hội viên, đoàn viên, thành viên của mình.

Như vậy, các cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thực hiện các hoạt động chính bao gồm:

- Tham gia tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực gia đình;

- Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình;

- Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;

- Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.

Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024?

Cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải gửi thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động tới cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

Thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình lập theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

Tải về Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024 tại đây.

Trân trọng!

Phòng chống bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng chống bạo lực gia đình hiện hành năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hòa giải trong phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung thông tin, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí phòng chống bạo lực gia đình được lấy từ các nguồn nào? Cơ sở dữ liệu về phòng chống bạo lực gia đình được quản lý, khai thác như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống bạo lực gia đình
Trần Thị Ngọc Huyền
194 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào