Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào?

Xin cho tôi hỏi: Từ thời điểm nào thì việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực theo quy định hiện nay? (Câu hỏi từ anh Hùng - Kiên Giang).

Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào?

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời điểm có hiệu lực chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam như sau:

Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tàu biển
1. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của quốc gia nơi thực hiện chuyển quyền sở hữu tàu biển.
2. Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu thì toàn bộ tàu biển và tài sản của tàu biển thuộc quyền sở hữu của người nhận quyền sở hữu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tài sản của tàu biển là các đồ vật, trang thiết bị trên tàu biển mà không phải là các bộ phận cấu thành của tàu biển.
4. Các quy định về chuyển quyền sở hữu tàu biển được áp dụng đối với việc chuyển quyền sở hữu cổ phần tàu biển.
5. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục chuyển quyền sở hữu tàu biển dưới hình thức mua, bán tàu biển.

Như vậy, việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực sau khi được ghi vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Toàn bộ tàu biển và tài sản của tàu biển sẽ thuộc quyền sở hữu của người nhận quyền sở hữu sau khi các bên hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu tàu biển, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào?

Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào? (Hình từ Internet)

Chuyển quyền sở hữu tàu biển sử dụng vốn nhà nước dưới hình thức mua tàu biển được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 171/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về quy trình chuyển quyền sở hữu tàu biển sử dụng vốn nhà nước dưới hình thức mua tàu biển như sau:

Điều 23. Quy trình thực hiện việc mua tàu biển
1. Việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Phê duyệt chủ trương mua tàu biển;
b) Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
c) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu, dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;.
d) Quyết định mua tàu biển;
đ) Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.
...

Như vậy, quy trình chuyển quyền sở hữu tàu biển sử dụng vốn nhà nước dưới hình thức mua tàu biển được thực hiện như sau:

- Bước 1: Phê duyệt chủ trương mua tàu biển;

- Bước 2: Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;

- Bước 3: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu, dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;.

- Bước 4: Quyết định mua tàu biển;

- Bước 5: Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.

Chuyển quyền sở hữu tàu biển sử dụng vốn nhà nước dưới hình thức bán tàu biển được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 171/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về quy trình chuyển quyền sở hữu tàu biển sử dụng vốn nhà nước dưới hình thức bán tàu biển.

Theo đó, quy trình chuyển quyền sở hữu tàu biển sử dụng vốn nhà nước dưới hình thức bán tàu biển được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Phê duyệt chủ trương bán tàu biển;

- Bước 2: Xác định giá bán khởi điểm và dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch bán tàu biển;

- Bước 3: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bán tàu biển. Dự án bán tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc bán tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá bán dự kiến, hình thức bán tàu và các nội dung cần thiết khác;

- Bước 4: Quyết định bán tàu biển;

- Bước 5: Hoàn tất thủ tục bán tàu biển.

Trân trọng!

Tàu biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tàu biển
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân khi hoạt động thì có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/5/2025, không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển cần có tối thiểu bao nhiêu tàu lai dắt?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên có gì thay đổi từ ngày 01/9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên từ ngày 01/9/2023 quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký được tiến hành ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tàu biển
Trần Thị Ngọc Huyền
1,465 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào