Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần có cần bằng cử nhân luật không?
Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần có cần bằng cử nhân luật không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Điều 103. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
...
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
b) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
c) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
d) Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
...
Theo đó, Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần không bắt buộc phải có bằng cử nhân luật.
Trường hợp người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên có một trong các chuyên ngành khác chuyên ngành luật vẫn có thể trở thành Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần cụ thể là:
- Kinh tế.
- Tài chính.
- Kế toán.
- Kiểm toán.
- Quản trị kinh doanh.
- Chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
Ngoài ra, để trở thành Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc.
- Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác.
- Không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
- Không phải là người lao động của công ty.
- Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty.
- Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần có cần bằng cử nhân luật không? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần do ai bầu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:
Điều 168. Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.
Như vậy, Trưởng Ban kiểm soát công ty cổ phần sẽ do Ban kiểm soát bầu ra trong số các Kiểm soát viên.
Ban kiểm soát công ty cổ phần có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2020, Ban kiểm soát công ty cổ phần có các nghĩa vụ dưới đây:
- Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh.
- Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty.
- Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
- Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty.
- Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan.
- Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan.
- Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
- Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2020 cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên.
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?