Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 11/2020/TT-BTP quy định như sau:
Điều 8. Cấp lại thẻ giám định viên tư pháp
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
Trường hợp thẻ bị mất hoặc có thay đổi nội dung ghi trên thẻ thì đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị chủ quản.
b) Thẻ giám định viên tư pháp đang sử dụng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ; thẻ giám định viên tư pháp trong trường hợp thẻ cũ bị hỏng;
c) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.
...
Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp gồm những giấy tờ dưới đây:
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp theo Mẫu số 6 tại Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BTP.
Trường hợp thẻ bị mất hoặc có thay đổi nội dung ghi trên thẻ thì đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị chủ quản.
- Thẻ giám định viên tư pháp đang sử dụng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ; thẻ giám định viên tư pháp trong trường hợp thẻ cũ bị hỏng;
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm được chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất.
Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp gồm những gì? (Hình từ Internet)
Mặt trước thẻ giám định viên tư pháp thể hiện thông tin gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTP, mặt trước thẻ giám định viên tư pháp sẽ thể hiện các thông tin sau:
- Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng.
- Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ. Dưới Tiêu ngữ có đường kẻ liền có độ dài bằng độ dài dòng chữ và được canh giữa Tiêu ngữ.
- Dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”: Được trình bày bằng chữ in hoa, màu đỏ, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm; được canh giữa dưới Tiêu ngữ.
- Số thẻ: Gồm mã bộ, cơ quan ngang bộ, mã tỉnh theo quy địnhvà 04 chữ số tiếp theo là số thứ tự của thẻ, được đánh liên tiếp từ số 0001 ghi bằng chữ số Ả Rập.
- Ký hiệu thẻ bao gồm: Chữ viết tắt tên thẻ (GĐVTP) và chữ viết tắt tên cơ quan cấp thẻ, được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng.
Số thẻ và ký hiệu thẻ được canh giữa dòng chữ “THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP”.
- Họ và tên của người được cấp thẻ: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng, đậm.
- Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp thẻ: Ghi bằng chữ số Ả Rập.
- Lĩnh vực giám định: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng.
- Nơi công tác: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 8, kiểu chữ đứng (ghi rõ đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Nơi cấp, ngày, tháng, năm cấp: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 8, kiểu chữ nghiêng, số, ngày, tháng, năm ghi bằng chữ số Ả Rập.
- Chức vụ người có thẩm quyền cấp thẻ (Bộ trưởng/Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh): Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm.
- Họ tên người ký: Được trình bày bằng chữ in thường, màu đen, cỡ chữ 6, kiểu chữ đứng, đậm.
Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần có trình độ đại học không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Như vậy, người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp bắt buộc phải có trình độ đại học và đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt.
- Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên.
- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?