Thẻ ghi nợ quốc tế rút được bao nhiêu tiền? Thẻ ghi nợ quốc tế có tác dụng gì?
Thẻ ghi nợ quốc tế rút được bao nhiêu tiền? Thẻ ghi nợ quốc tế có tác dụng gì?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau:
Điều 14. Hạn mức thẻ
1. TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.
1a. Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày
2. Đối với thẻ trả trước vô danh, TCPHT quy định cụ thể các hạn mức số dư và hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ, đảm bảo số dư trên một thẻ trả trước vô danh tại mọi thời Điểm không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam.
Như vậy, có thể hiểu thẻ ghi nợ quốc tế, hay còn gọi là thẻ thanh toán quốc tế, là loại thẻ thanh toán cho phép bạn thực hiện các giao dịch thanh toán trong phạm vi số dư tài khoản của bạn.
Thông thường thẻ ghi nợ quốc tế mang đến nhiều lợi ích, giúp thanh toán dễ dàng và thuận tiện hơn, đặc biệt là khi đi du lịch nước ngoài như:
- Rút tiền mặt: Bạn có thể rút tiền mặt tại ATM có logo Visa, Mastercard, JCB,... trên toàn thế giới.
- Thanh toán tại cửa hàng: Thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
- Mua sắm trực tuyến: Mua sắm trên các trang web thương mại điện tử quốc tế.
- Thanh toán hóa đơn: Thanh toán các hóa đơn như hóa đơn điện nước, internet, viễn thông,...
Ngoài ra, hạn mức rút tiền đối với thẻ ghi nợ quốc tế thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức phát hành thẻ với chủ thể thẻ.
Thẻ ghi nợ quốc tế rút được bao nhiêu tiền? Thẻ ghi nợ quốc tế có tác dụng gì? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi thì được sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế?
Theo Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, khoản 8 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN, khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN quy định về đối tượng được sử dụng thẻ cụ thể như:
Điều 16. Đối tượng được sử dụng thẻ
1. Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
2. Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Tổ chức đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán được sử dụng thẻ ghi nợ. Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này.”
3. Đối với chủ thẻ phụ:
Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
c) Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.
Thông qua quy định trên, người từ đủ 15 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì sẽ được sử dụng thẻ ghi nợ.
Đối với người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ nếu là chủ thẻ phụ.
Nguyên tắc sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế là gì?
Theo quy định Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 11; được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN; sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN; bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN, nguyên tắc sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế như sau:
[1] Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.
[2] Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với TCPHT.
[3] Phạm vi sử dụng thẻ:
- Thẻ ghi nợ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT.
- Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và chỉ được sử dụng để thanh toán đúng Mục đích đã xác định theo thỏa thuận bằng văn bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?