Ngân sách xã trong năm phát sinh tổng số dự toán chi vượt tổng nguồn thu thì có được tạm ứng ngân sách năm sau không?
Ngân sách xã trong năm phát sinh tổng số dự toán chi vượt tổng nguồn thu thì có được tạm ứng ngân sách năm sau không?
Tại Điều 5 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định về nguyên tắc cân đối ngân sách xã như sau:
Điều 5. Nguyên tắc cân đối ngân sách xã
1. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định; không được đi vay hoặc huy động, chiếm dụng vốn của các tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã.
2. Trường hợp quỹ ngân sách xã thiếu hụt tạm thời, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Như vậy, cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu được hưởng theo quy định.
Do đó, nếu ngân sách xã trong năm phát sinh tổng số dự toán chi vượt tổng nguồn thu thì không được tạm ứng ngân sách năm sau.
Trường hợp nếu quỹ ngân sách xã thiếu hụt tạm thời thì trên cơ sở đề nghị của UBND xã, UBND huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Trường hợp ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Ngân sách xã trong năm phát sinh tổng số dự toán chi vượt tổng nguồn thu thì có được tạm ứng ngân sách năm sau không? (Hình từ Internet)
Quản lý ngân sách xã phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Tại Điều 6 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định quản lý ngân sách xã phải đáp ứng nguyên tắc sau:
- Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.
- Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Các khoản thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán, quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.
- Ngân sách xã phải được công khai theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Nhiệm vụ chi của ngân sách xã là gì?
Tại Điều 10 Thông tư 344/2016/TT-BTC có quy định nhiệm vụ chi của ngân sách xã như sau:
(1) Chi đầu tư phát triển, gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách xã theo phân cấp của cấp tỉnh theo các lĩnh vực chi.
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và Luật đầu tư công cho từng dự án nhất định, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý theo các lĩnh vực chi .
(2) Các khoản chi thường xuyên, gồm:
- Chi quốc phòng:
+ Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ;
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn xã;
- Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
- Chi hoạt động văn hóa, thông tin;
- Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh;
- Chi hoạt động thể dục, thể thao;
- Chi hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm thu gom, xử lý rác thải;
- Chi các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do xã quản lý; hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định; các hoạt động kinh tế khác;
- Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật:
Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước:
+ Tiền lương cho cán bộ, công chức; tiền công lao động và hoạt động phí đại biểu Hội đồng nhân dân; các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
+ Công tác phí; chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản cố định khác;
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định; chi khác theo chế độ quy định;
Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã;
Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có);
Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở xã theo quy định của pháp luật;
- Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: Trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 01 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác;
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể định mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình, đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?