Tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận thông tin những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ được nêu trong giải pháp trọng tâm số 2 của Chỉ thị 31 đúng không?

Xin hỏi tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ” là nội dung được nêu trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm số 2 của Chỉ thị 31 đúng không? - Câu hỏi của Thanh Nguyên (Lào Cai)

Tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận thông tin những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ được nêu trong giải pháp trọng tâm số 2 của Chỉ thị 31 đúng không?

Căn cứ Mục 2 Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 quy định như sau:

2. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa. Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân hằng năm.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và Nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.

Theo đó, tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động là nội dung được nêu trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm số 2 của Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận thông tin những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ được nêu trong giải pháp trọng tâm số 2 của Chỉ thị 31 đúng không?

Tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận thông tin những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ được nêu trong giải pháp trọng tâm số 2 của Chỉ thị 31 đúng không? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phấn đấu liên quan đến an toàn vệ sinh lao động của Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng là gì?

Căn cứ Mục 1 Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 có nêu rõ như sau:

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.
Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

Như vậy, chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm vụ giải pháp trọng tâm số 1 được nêu trong Chỉ thị 31 như sau:

- Giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm;

- Số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm;

- Số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

Tổ chức thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng như thế nào?

Theo Mục 8 Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 quy định tổ chức thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng như sau:

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, thực tiễn của cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí nguồn lực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị; tổ chức thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương.

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện tốt Chỉ thị.

- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu hằng năm giảm bao nhiêu % tần suất tai nạn lao động chết người?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian huấn luyện định kỳ về ATVSLĐ đối với người lao động nhóm 3 bao gồm cả thời gian kiểm tra ít nhất là mấy giờ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 có bao nhiêu % số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu cụ thể có bao nhiêu % số người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 có bao nhiêu % số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ khám phát hiện BNN tại nơi có điều kiện, quy mô như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
An toàn vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của tổ chức cơ sở hay bộ phận nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định đối tượng phải tham gia huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Tạ Thị Thanh Thảo
5,805 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn vệ sinh lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào