Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được tự thiết kế chứng từ kế toán không?

Cho tôi hỏi: Đơn vị sự nghiệp chưa tự chủ tài chính được tự thiết kế chứng từ kế toán không? Nguyên tắc sử dụng tài khoản kế toán đơn vị sự nghiệp thế nào? Chị Trâm - Hà Nội.

Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được tự thiết kế chứng từ kế toán không?

Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp trong đó có quy định về mở sổ kế toán.

Thông tư 24/2024/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2025 và áp dụng từ năm tài chính 2025.

Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2024/TT-BTC có quy định về chứng từ kế toán như sau:

Điều 4. Quy định về chứng từ kế toán
1. Các đơn vị kế toán được tự thiết kế chứng từ kế toán của đơn vị để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp yêu cầu quản lý, đảm bảo đủ các thông tin phục vụ hạch toán kế toán, trừ trường hợp đã có quy định mẫu biểu chứng từ kế toán tại các văn bản pháp luật có liên quan. Chứng từ kế toán do đơn vị tự thiết kế phải phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, tuân thủ các nội dung quy định tại Luật Kế toán, phù hợp với thông tin cần ghi sổ kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị.
2. Trường hợp đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi tắt là đơn vị) sử dụng các chứng từ kế toán in sẵn, thì phải thực hiện bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Đối với loại chứng từ kế toán được cơ quan có thẩm quyền quy định phải quản lý riêng biệt, chặt chẽ như tiền, thì đơn vị phải thực hiện đúng quy trình quản lý, đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Như vậy, theo Thông tư 24/2024/TT-BTC thì đơn vị kế toán thuộc sự nghiệp công lập được tự thiết kế chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp yêu cầu quản lý, đảm bảo đủ các thông tin phục vụ hạch toán kế toán, trừ trường hợp đã có quy định mẫu biểu chứng từ kế toán tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Chứng từ kế toán do đơn vị tự thiết kế phải phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, tuân thủ các nội dung quy định tại Luật Kế toán 2015, phù hợp với thông tin cần ghi sổ kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được tự thiết kế chứng từ kế toán không?

Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được tự thiết kế chứng từ kế toán không? (Hình từ Internet)

Phân loại và nguyên tắc sử dụng tài khoản kế toán đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2024/TT-BTC có quy định về phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán như sau:

- Tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, xác định kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán, làm cơ sở để lập báo cáo tài chính.

- Tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Trong đó, các tài khoản ngoài bảng 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011, 012, 013 áp dụng cho các đơn vị để phản ánh việc nhận và sử dụng kinh phí mà cuối năm đơn vị phải quyết toán số đã sử dụng chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, làm cơ sở để lập báo cáo quyết toán. Cụ thể như sau:

+ Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước (tài khoản 005, 006, 007, 008, 009, 010, 011) phải được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ ngân sách và theo các yêu cầu quản lý khác về quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Đối với các tài khoản ngoài bảng liên quan đến quyết toán kinh phí từ tiền thu phí được khấu trừ, để lại và kinh phí từ hoạt động nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền có quy định phải quyết toán số đã sử dụng theo mục lục ngân sách nhà nước (tài khoản 012, 013) đơn vị phải hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, theo các yêu cầu quản lý khác về quyết toán các nguồn kinh phí này.

- Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trong nước;

Kinh phí từ tiền thu phí được khấu trừ, để lại và kinh phí từ hoạt động nghiệp vụ có quy định phải quyết toán số đã sử dụng theo mục lục ngân sách nhà nước, thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.

- Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận và sử dụng kinh phí viện trợ nước ngoài, kinh phí từ nguồn vay nợ nước ngoài theo dự án, thì đơn vị phải thực hiện ghi thu, ghi chi với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

Sau khi thực hiện ghi thu, ghi chi với ngân sách nhà nước, kế toán phải hạch toán vào tài khoản ngoài bảng để lập báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.

Quy định về sử dụng phần mềm kế toán đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 24/2024/TT-BTC có quy định về quy định về sử dụng phần mềm kế toán như sau:

- Đơn vị có thể sử dụng các phần mềm kế toán để thực hiện công việc kế toán theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.

- Trường hợp sử dụng phần mềm kế toán, đơn vị phải lựa chọn phần mềm kế toán đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình, nghiệp vụ kế toán quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC, phù hợp với tổ chức bộ máy, hoạt động của đơn vị và đáp ứng các yêu cầu như sau:

+ Các quy trình được thiết lập trên phần mềm phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật kế toán, không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc, phương pháp kế toán và thông tin, số liệu trình bày trên các báo cáo được quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC và văn bản pháp luật có liên quan.

+ Việc xử lý các quy trình kế toán, các thông tin, số liệu liên quan đến nhau phải đảm bảo sự chính xác, phù hợp, không trùng lắp.

+ Thông tin, dữ liệu kế toán phải đảm bảo tính bảo mật, an toàn; tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật, an toàn thông tin.

+ Các bước nghiệp vụ phải được phân quyền phù hợp, kiểm soát được việc truy cập của người sử dụng; có khả năng lưu vết các nội dung đã ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian và ngăn chặn, cảnh báo các sai sót khi nhập dữ liệu và trong suốt quá trình xử lý thông tin, số liệu kế toán.

+ Hệ thống thông tin được thiết lập có khả năng cảnh báo, ngăn chặn việc can thiệp có chủ ý làm thay đổi thông tin, số liệu đã ghi sổ kế toán.

+ Giao diện đảm bảo thân thiện, thuận tiện cho người sử dụng, các vùng thông tin được phân biệt rõ ràng; có khả năng thực hiện các quy trình nghiệp vụ kế toán nhanh gọn, cung cấp các tiện ích khác nhau cho người sử dụng theo yêu cầu quản lý của đơn vị; cung cấp được dữ liệu đầu ra theo yêu cầu của đơn vị nhận thông tin, dữ liệu (đơn vị kế toán cấp trên, kho bạc nhà nước và đơn vị nhận thông tin khác) để tổng hợp báo cáo theo quy định.

+ Có khả năng nâng cấp, sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính; có khả năng kết nối hoặc sẵn sàng kết nối với các phần mềm có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng/phụ trách kế toán và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, số liệu kế toán trình bày trên sổ kế toán và các báo cáo được kết xuất từ dữ liệu phần mềm kế toán.

Trân trọng!

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị sự nghiệp công lập
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 11/2024/TT-BKHĐT quy định về đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, thống kê?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước có được thuê kế toán trưởng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế đơn vị sự nghiệp công lập cử đi làm vào chủ nhật có được trả tiền lương làm thêm giờ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính nhóm 1 gồm những nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được tự thiết kế chứng từ kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là công chức hay viên chức? Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phụ lục 06 Thông tư 56/2022/TT-BTC? Có mấy mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1, 2, 3, 4 là gì? Đơn vị sự nghiệp công có được mở tài khoản tại ngân hàng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị sự nghiệp công lập
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
482 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị sự nghiệp công lập
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào