Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như thế nào?

Xin cho tôi hỏi: Trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay đang áp dụng bảng lương nào, cụ thể ra sao? (Câu hỏi từ anh Minh - Cần Thơ).

Trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là viên chức hạng mấy?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:

Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23

Như vậy, trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay được bổ nhiệm là viên chức hạng 3, có mã số là V.07.01.23.

Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay?

Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về mức lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:

Điều 10. Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
...

Bên cạnh đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV quy định về cách tính mức lương của trợ giảng như sau:

Điều 3. Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư này:
...
a) Công thức tính mức lương:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
...

Ngoài ra, căn cứ Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP bổ sung bởi điểm c khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP.

Theo đó, bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như sau:

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương (đồng/tháng)

Bậc 1

2,34

4.212.000

Bậc 2

2,67

4.806.000

Bậc 3

3,00

5.400.000

Bậc 4

3,33

5.994.000

Bậc 5

3,99

7.182.000

Bậc 6

4,32

7.776.000

Bậc 7

4,65

8.370.000

Bậc 8

4,98

8.964.000

Lưu ý: Mức lương kể trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Đáp ứng tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nào để được làm trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giảng như sau:

Điều 4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
b) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
c) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
d) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).

Như vậy, trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập phải đáp ứng 05 tiêu chuẩn về năng lực chuyên, nghiệp vụ sau:

- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;

- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo;

- Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng.

Trân trọng!

Trợ giảng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trợ giảng
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ giảng trường đại học công lập có được chấm bài thay cho giảng viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ có bằng cử nhân có được làm trợ giảng trong trường đại học công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ giảng có phải là một chức danh nghề nghiệp viên chức trong cơ sở giáo dục đại học công lập không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương của trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có cần trình độ thạc sĩ khi làm trợ giảng đại học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ giảng
Trần Thị Ngọc Huyền
136 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ giảng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào