Việc đóng gói đồ gỗ nội thất phải đảm bảo yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020?
Việc đóng gói đồ gỗ nội thất phải đảm bảo yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020?
Căn cứ theo Tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020 có quy định như sau:
5 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
5.1 Bao gói
- Sản phẩm phải được đóng gói trong bao chống ẩm hoặc trên pallet, được cố định chặt và an toàn trong thùng hàng suốt quá trình bốc xếp, bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
- Đảm bảo không thiếu bất kỳ một thành phần nào của sản phẩm (phụ kiện, túi chống ẩm, hướng dẫn lắp ráp v.v...).
- Các bộ phận chuyển động (ngăn kéo, cánh cửa) phải được bọc và cố định trước khi đóng gói;
- Đồ gỗ nội thất tháo rời phải bọc, kê lót các bộ phận hoặc chi tiết của sản phẩm khi xếp vào thùng carton;
- Đồ gỗ nội thất dạng gấp xếp phải buộc chặt các bộ phận gấp xếp của sản phẩm trước khi đóng gói;
- Sản phẩm gỗ nội thất, các bộ phận hoặc chi tiết rời của sản phẩm phải được đóng gói trong thùng carton riêng, các góc cạnh của sản phẩm đều phải được bọc kín;
...
Theo đó, việc đóng gói đồ gỗ nội thất phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Sản phẩm phải được đóng gói trong bao chống ẩm hoặc trên pallet, được cố định chặt và an toàn trong thùng hàng suốt quá trình bốc xếp, bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
- Đảm bảo không thiếu bất kỳ một thành phần nào của sản phẩm (gồm phụ kiện, túi chống ẩm, hướng dẫn lắp ráp v.v...).
- Các bộ phận chuyển động (như ngăn kéo, cánh cửa) phải được bọc và cố định trước khi đóng gói.
- Đồ gỗ nội thất tháo rời phải bọc, kê lót các bộ phận hoặc chi tiết của sản phẩm khi xếp vào thùng carton.
- Đồ gỗ nội thất dạng gấp xếp phải buộc chặt các bộ phận gấp xếp của sản phẩm trước khi đóng gói.
- Sản phẩm gỗ nội thất, các bộ phận hoặc chi tiết rời của sản phẩm phải được đóng gói trong thùng carton riêng, các góc cạnh của sản phẩm đều phải được bọc kín.
Việc đóng gói đồ gỗ nội thất phải đảm bảo yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020? (Hình từ Internet)
Nhãn đồ gỗ nội thất có cần ghi rõ thông tin kích thước không?
Căn cứ theo Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020 có quy định như sau:
5 Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
...
5.2 Ghi nhãn
- Các sản phẩm hoặc từng kiện phải được ghi nhãn bởi nhà sản xuất bằng cách sử dụng mực in khó tẩy hoặc dán nhãn ít nhất có các thông tin sau:
a) Tên của nhà sản xuất, nhãn thương mại hoặc nhãn nhận diện cụ thể đối với cơ sở sản xuất;
b) Loại sản phẩm, tên sản phẩm, mã sản phẩm;
c) Kích thước sản phẩm;
d) Màu sắc, vật liệu hoàn thiện sản phẩm;
e) Lô, năm sản xuất;
5.3 Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển đồ gỗ nội thất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không chứa các loại hóa chất dễ gây cháy nổ như xăng, dầu;
b) Phương tiện vận chuyển phải có mui, bạt, các thiết bị che chắn đảm bảo chống thấm, chống ướt;
c) Không bốc xếp đồ gỗ nội thất ở ngoài trời khi có mưa.
5.4 Bảo quản
- Sản phẩm trong quá trình bảo quản phải giữ nguyên hình dạng và độ ẩm yêu cầu; Tất cả các chi tiết bên trong sản phẩm không bị trầy xước, móp, nứt vỡ;
- Kho sản phẩm phải được thông gió, khô, sạch sẽ, an toàn, không bụi bẩn, đủ ánh sáng cho việc chất xếp hàng tiêu chuẩn về vệ sinh sản xuất hiện hành. Có thiết bị báo cháy tự động, thiết bị chữa cháy, thiết bị chống ẩm, Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo sự an toàn của sản phẩm.
Như vậy, kích thước đồ gỗ nội thất là một trong những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn đồ gỗ nội thất.
Vậy nên, nhãn đồ gỗ nội thất nhất thiết phải ghi rõ thông tin kích thước đồ gỗ nội thất.
Yêu cầu ngoại quan đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất như thế nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020, yêu cầu ngoại quan đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất cụ thể là:
- Tất cả các cạnh và các góc có thể tiếp xúc trong quá trình sử dụng phải nhẵn và không có cạnh sắc, nếu có cạnh sắc thì phải được làm tròn với bán kính tối thiểu 2 mm.
- Bề mặt sản phẩm không có phần gỗ bị lẹm, không có vết lõm do va đập, không đồng phẳng tại các mối ghép, không có dăm gỗ hoặc các chi tiết kim loại nhô lên bề mặt.
- Các chi tiết đầu/cuối hình ống và các chi tiết chân hình ống phải được che đậy hoặc bịt kín.
Đối với cạnh dán phải đảm bảo kín khít, không bị hở mối dán hay chảy keo ở cạnh dán.
- Các bộ phận kim loại, phụ kiện kim loại được bôi trơn phải được che phủ kín, không chấp nhận rỉ sét.
- Cánh tủ, ngăn kéo và các chi tiết chuyển động phải sử dụng dễ dàng.
- Các hoa văn chạm khắc phải đều, đường nét phải phân biệt rõ ràng, các bộ phận đối xứng phải đối xứng. Đối với các tấm trang trí dán phủ ván mỏng (veneer) không bị vết keo trên bề mặt, mối dán phải kín khít, bằng phẳng.
- Các chi tiết được sơn phủ phải đảm bảo không có bụi bẩn hoặc những hạt nhỏ (cát, dăm gỗ...) bên dưới lớp sơn bóng; không có hiện tượng sơn bị chảy, có vết nhăn, phồng rộp, ố màu; lớp sơn bóng không bị nứt hoặc bị chảy (tạo gợn sóng).
- Không chấp nhận nấm mốc trên bề mặt sản phẩm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?