Người có bằng cử nhân luật được gia nhập Hội Luật gia Việt Nam không?

Anh chị cho em hỏi với người có bằng cử nhân luật được gia nhập Hội Luật gia Việt Nam không vậy? Mong được giải đáp. Câu hỏi của bạn Sang đến từ Bến Tre.

Người có bằng cử nhân luật được gia nhập Hội Luật gia Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 7 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:

Điều 7. Tiêu chuẩn hội viên
Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên, tán thành Điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội.
Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức, tán thành Điều lệ Hội, có công đóng góp cho Hội và tự nguyện xin gia nhập Hội có thể được công nhận là hội viên danh dự của Hội.
Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của Hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền bầu cử, ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo Hội, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội.

Theo đó, công dân Việt Nam có nguyện vọng gia nhập Hội Luật gia Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:

- Có năng lực hành vi dân sự.

- Có phẩm chất đạo đức tốt.

- Có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

- Tán thành Điều lệ Hội.

Vậy nên, người đã có bằng cử nhân luật vẫn có thể gia nhập Hội Luật gia Việt Nam.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/26042024/hoi-luat-gia-viet-nam.jpg

Người có bằng cử nhân luật được gia nhập Hội Luật gia Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Hội viên Hội Luật gia Việt Nam có những quyền nào?

Căn cứ theo Điều 8 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020, hội viên Hội Luật gia Việt Nam có những quyền sau:

- Được cấp Thẻ hội viên.

- Được cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.

- Được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp.

- Tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội.

- Dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo Hội, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam.

- Giới thiệu hội viên mới.

- Được khen thưởng theo quy định của Hội.

- Khiếu nại quyết định của Hội, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của hội viên và tổ chức Hội theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.

- Được yêu cầu Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020.

- Chuyển nơi sinh hoạt Hội, miễn sinh hoạt Hội, xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên theo quy định.

Hội viên Hội Luật gia Việt Nam đương nhiên bị chấm dứt tư cách hội viên trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:

Điều 10. Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên, chuyển sinh hoạt Hội, miễn sinh hoạt Hội, xin ra khỏi Hội
1. Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên
Công dân Việt Nam có đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Điều lệ này muốn gia nhập Hội phải tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và kèm theo hồ sơ gửi Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc.
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc nhận hồ sơ xem xét, đề nghị Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp trên trực tiếp quyết định.
Trường hợp người xin gia nhập Hội ở nơi chưa có tổ chức Hội thì gửi hồ sơ tới Ban Thường vụ Hội Luật gia có thẩm quyền xem xét kết nạp. Ban Thường vụ Hội đã ra quyết định kết nạp có trách nhiệm giới thiệu hội viên mới sinh hoạt tại tổ chức Hội có điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên.
Người xin gia nhập Hội được công nhận là hội viên kể từ ngày quyết định kết nạp.
2. Chuyển sinh hoạt Hội
Hội viên được chuyển sinh hoạt Hội khi chuyển nơi làm việc hoặc nơi cư trú theo nguyên tắc: Hội viên làm việc hoặc cư trú ở nơi nào thì sinh hoạt tại nơi đó. Đối với trường hợp nơi làm việc không có tổ chức Hội thì sinh hoạt tại tổ chức Hội nơi cư trú. Trường hợp nơi làm việc và nơi cư trú không có tổ chức Hội thì sinh hoạt tại tổ chức Hội nơi có điều kiện thuận lợi nhất đối với hội viên.
3. Miễn sinh hoạt Hội
Hội viên có thể được miễn sinh hoạt Hội trong trường hợp có lý do chính đáng không thể tham gia sinh hoạt Hội thường xuyên.
4. Xin ra khỏi Hội
Hội viên muốn xin ra khỏi Hội thì gửi đơn tới Ban Chấp hành Chi hội Luật gia nơi hội viên đang sinh hoạt để xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền kết nạp hội viên quyết định.
5. Đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên khi:
a) Hội viên chết;
b) Hội viên không tham gia sinh hoạt, không đóng hội phí liên tục từ hai năm trở lên.
...

Như vậy, Hội viên Hội Luật gia Việt Nam sẽ đương nhiên bị chấm dứt tư cách hội viên trong các trường hợp dưới đây:

- Hội viên chết.

- Hội viên không tham gia sinh hoạt, không đóng hội phí liên tục từ hai năm trở lên.

Trân trọng!

Hội Luật gia Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hội Luật gia Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin gia nhập Hội Luật gia Việt Nam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có bằng cử nhân luật được gia nhập Hội Luật gia Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hội Luật gia Việt Nam
Nguyễn Thị Kim Linh
636 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hội Luật gia Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào