Việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ là trách nhiệm của ai?

Cho tôi hỏi: Việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ là trách nhiệm của ai? Tổ chức công đoàn có trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ? (Câu hỏi của chị Hoài - Quảng Ngãi)

Việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ là trách nhiệm của ai?

Căn cứ theo Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về kế hoạch atvslđ như sau:

Điều 76. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
b) Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;
c) Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
d) Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.
.....

Như vậy, việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Cụ thể, hoạt động xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch atvslđ được thực hiện hằng năm và phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ là trách nhiệm của ai?

Việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ATVSLĐ là trách nhiệm của ai? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ như thế nào trong công tác an toàn vệ sinh lao động?

Theo quy định Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, trong công tác an toàn vệ sinh lao động người sử dụng lao động có nghĩa vụ như sau:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan.

- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.

- Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

- Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

- Thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

- Chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.

- Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Tổ chức công đoàn có trách nhiệm trong công tác an toàn vệ sinh lao động?

Căn cứ theo Điều 9 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, tổ chức công đoàn có trách nhiệm như sau đối với công tác an toàn vệ sinh lao động, cụ thể:

- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.

- Vận động người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

- Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ đối với nhân viên làm bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 tập trung bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những nhóm lao động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi ngắn gọn chia sẻ câu chuyện về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động áp dụng với công nhân viên chức, lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vệ sinh lao động là gì? Thời gian huấn luyện tối thiểu về an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở của doanh nghiệp bao gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc của cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bao gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài luận dự thi Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Dương Thanh Trúc
1,973 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn vệ sinh lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào