Đâu là nhiệm vụ, giải pháp thuộc Nghị quyết 10c/NQ-BCH về nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn?
- Đâu là nhiệm vụ giải pháp thuộc Nghị quyết 10c/NQ-BCH về nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới?
- Quan điểm của tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động theo Nghị quyết 10c là gì?
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có những quyền gì về an toàn vệ sinh lao động?
Đâu là nhiệm vụ giải pháp thuộc Nghị quyết 10c/NQ-BCH về nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới?
Tại Mục 3 Nghị quyết 10c/NQ-BCH 2017 có đặt ra 07 nhiệm vụ giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn trong tình hình mới như sau:
- Nâng cao năng lực, hiệu quả công đoàn tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chế độ chính sách về an toàn vệ sinh lao động:
- Đổi mới hình thức, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, cán bộ, đoàn viên và người lao động
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác an toàn vệ sinh lao động và góp phần thúc đẩy thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tăng cường hiệu quả phối hợp với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo kĩ sư bảo hộ lao động, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ an toàn vệ sinh lao động, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn làm công tác an toàn vệ sinh lao động
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinh lao động.
Đâu là nhiệm vụ, giải pháp thuộc Nghị quyết 10c/NQ-BCH về nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn? (Hình từ Internet)
Quan điểm của tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động theo Nghị quyết 10c là gì?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 10c/NQ-BCH 2017 có nêu cụ thể như sau:
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, người sử dụng lao động, người lao động, trong đó Công đoàn có vai trò và trách nhiệm quan trọng nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động.
Như vậy, tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, người sử dụng lao động, người lao động, trong đó Công đoàn có vai trò và trách nhiệm quan trọng nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có những quyền gì về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động như sau:
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
...
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có những quyền sau đây:
- Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
- Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
- Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý;
Chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?