Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng số lượng lớp học ở các cấp học?

Cho tôi hỏi: Theo Dự thảo mới thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề xuất tăng số lượng lớp học ở các cấp học đúng không vậy? Tôi cảm ơn. Câu hỏi của anh Nhã đến từ Long An.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng số lượng lớp học ở các cấp học?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.

Tại Dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng số lượng lớp học ở các cấp học so với nội dung được quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Các cấp học

Số lớp lượng lớp học tối thiểu

Số lượng lớp học tối đa

Mầm non

9

- Hiện tại: 20 lớp (điểm a khoản 2 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT)

- Đề xuất: 30 lớp

Tiểu học

10

- Hiện tại: 30 lớp (điểm a khoản 2 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT)

- Đề xuất: 40 lớp

THCS

8

- Hiện tại: 45 lớp (điểm a khoản 2 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT)

- Đề xuất: 45 lớp (giữ nguyên)

THPT

15

- Hiện tại: 45 lớp (khoản 2 Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT)

- Đề xuất: 50 lớp

Phổ thông có nhiều cấp học

9

- Hiện tại: 45 lớp (điểm a khoản 1 Điều 21 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT)

- Đề xuất:

+ 50 lớp (trường có 02 cấp học).

+ 75 lớp (trường có 3 cấp học).

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22042024/de-xuat-tang-so-luong-lop-hoc.jpg

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng số lượng lớp học ở các cấp học? (Hình từ Internet)

Độ tuổi của học sinh phổ thông hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, độ tuổi của học sinh phổ thông trong trường hợp bình thường được xác định như sau:

- Học sinh vào lớp 1: 06 tuổi.

- Học sinh vào học lớp 6: 11 tuổi.

- Học sinh vào học lớp 10: 15 tuổi.

Nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Giáo dục 2019, nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học, cụ thể là:

(1) Giáo dục tiểu học

- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội.

- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người.

- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

(2) Giáo dục trung học cơ sở

- Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc.

- Giáo dục trung học cơ sở bảo đảm cho học sinh có kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

(3) Giáo dục trung học phổ thông

- Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông.

- Giáo dục trung học phổ thông bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

Trân trọng!

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết giáo dục là gì? Quy định mới về đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài từ 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Đề ôn tập giữa kì 1 Toán 10 năm học 2024 - 2025 có đáp án chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 diễn ra vào ngày nào? Thí sinh Đường lên đỉnh Olympia có được cộng điểm ưu tiên khi thi tốt nghiệp THPT không?
Hỏi đáp Pháp luật
04 cơ sở đào tạo thực hiện thí điểm đào tạo nhân lực trình độ quốc tế tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng nhập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 - 2025? Làm sao để đăng nhập trang nguyen tieng viet.edu.vn qua các vòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trạng từ chỉ tần suất trong tiếng Anh (Adverbs of frequency)? Mục tiêu môn học tiếng Anh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi ngắn gọn Trường học hạnh phúc lần thứ nhất 2024 không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Mẫu bài thi Trường học hạnh phúc năm 2024 ngắn gọn, hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng động từ bất quy tắc chính xác và đầy đủ nhất năm học 2024 - 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Nguyễn Thị Kim Linh
274 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào