Hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi: Hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bị phạt bao nhiêu tiền? (Câu hỏi từ bạn Bình, Hà Nội).

Hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 156/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu
...
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc đã báo cáo nhưng chưa có văn bản thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo về phát hành thêm cổ phiếu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; thực hiện phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được hoặc không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
c) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu khi chưa đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định pháp luật.

Tại điểm b khoản 6 Điều 12 Nghị định 156/2020/NĐ-CP có quy định như sau;

Điều 12. Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi cổ phiếu đã phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp đã phát hành cổ phiếu; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
...

Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:

Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
...
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản này để xử phạt;
b) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.

Ngoài ra, tổ chức thực hiện hành vi này còn buộc thu hồi cổ phiếu đã phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền kể trên áp dụng dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.

Hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP có quy định về thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
...

Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là 02 năm.

Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 37 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:

Điều 47. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
d) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...

Như vậy, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ được phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

Trong khi đó, hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là hành vi của tổ chức và bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Do đó, trong trường hợp này, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có quyền xử phạt.

Trân trọng!

Cổ phiếu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cổ phiếu
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu, trái phiếu? Công ty hợp danh có được phát hành trái phiếu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào phải chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chào mua công khai là gì? Không đăng ký chào mua công khai bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Phấn đấu hoàn thành phân bảng cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán trong 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cổ phiếu ESOP là gì? Trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động để tăng vốn cổ phần được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cổ phiếu
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
883 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào