Mẫu đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án dân sự mới nhất 2024?
Mẫu đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án mới nhất 2024?
Mẫu đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án dân sự mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số D39-THADS ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BTP.
Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án dân sự mới nhất 2024:
Tai về mẫu đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án dân sự mới nhất 2024:
Mẫu đơn yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án dân sự mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Thời hạn chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án dân sự là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Theo đó, thời hạn chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án dân sự là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án đối với trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.
Trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chấp hành viên phải tiến hành xác minh ngay.
Trách nhiệm của chấp hành viên khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:
Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án
...
4. Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ Chấp hành viên;
b) Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó;
c) Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác;
d) Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án;
đ) Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết;
e) Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.
Như vậy, trách nhiệm của chấp hành viên khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án dân sự đó là:
- Xuất trình thẻ Chấp hành viên.
- Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án.
Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó.
- Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác.
- Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án.
- Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết.
- Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?