Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024?
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024?
Ngày 25/06/2015, Quốc hội ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định các vấn đề sau:
- Việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.
Như vậy, Luật An toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024 là Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Dưới đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024:
[1] Văn bản bị sửa đổi bổ sung
[2] Văn bản được dẫn chiếu
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
[3] Văn bản được căn cứ
[4] Văn bản hướng dẫn
Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động
Thông tư 29/2021/TT-BYT hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế lao động
Thông tư 134/2021/TT-BQP về 03 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội
Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH về Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Công văn 2533/LĐTBXH-ATLĐ năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc không?
Căn cứ Điều 64 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Điều 64. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;
c) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
d) Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc;
đ) Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc khi đáp ứng các điều kiện sau:
[1] Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên
Trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi.
[2] Có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật.
Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động.
[3] Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành.
Người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm.
[4] Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi.
[5] Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc.
[6] Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.
Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm năm 2024?
Căn cứ Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
- Khai thác khoáng sản: 108 nghề/công việc.
- Cơ khí, luyện kim: 200 nghề/công việc.
- Hóa chất: 159 nghề/công việc.
- Vận tải: 104 nghề/công việc.
- Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi: 58 nghề/công việc.
- Điện: 100 nghề/công việc.
- Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: 39 nghề/công việc.
- Sản xuất xi măng: 39 nghề/công việc.
- Sành xứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ: 52 nghề/công việc.
- Da giày, dệt may: 58 nghề/công việc.
- Nông nghiệp và lâm nghiệp (Bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi - chế biến gia súc, gia cầm: 118 nghề/công việc.
- Thương mại: 47 nghề/công việc.
- Phát thanh, truyền hình: 18 nghề/công việc.
- Dữ trữ quốc gia: 5 nghề/công việc.
- Y tế và dược: 66 nghề/công việc.
- Thủy lợi: 21 nghề/công việc.
- Cơ yếu: 17 nghề/công việc.
- Địa chất: 24 nghề/công việc.
- Xây dựng (Xây lắp): 45 nghề/công việc.
- Vệ sinh môi trường: 27 nghề/công việc.
- Sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng: 46 nghề/công việc.
- Sản xuất thuốc lá: 32 nghề/công việc.
- Địa chính: 4 nghề/công việc.
- Khí tượng thủy văn: 8 nghề/công việc.
- Khoa học công nghệ: 57 nghề/công việc.
- Hàng không: 55 nghề/công việc.
- Sản xuất, chế biến muối ăn: 3 nghề/công việc.
- Thể dục - Thể thao, văn hóa thông tin: 47 nghề/công việc.
- Thương binh và xã hội: 19 nghề/công việc.
- Bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát: 23 nghề/công việc.
- Du lịch: 8 nghề/công việc.
- Ngân hàng: 16 nghề/công việc.
- Sản xuất giấy: 24 nghề/công việc.
- Thủy sản: 38 nghề/công việc.
- Dầu khí: 119 nghề/công việc.
- Chế biến thực phẩm: 14 nghề/công việc.
- Giáo dục - đào tạo: 4 nghề/công việc.
- Hải quan: 9 nghề/công việc.
- Sản xuất ô tô xe máy: 23 nghề/công việc.
- Lưu trữ: 1 nghề/công việc.
- Tài nguyên môi trường: 24 nghề/công việc.
- Cao su: 19 nghề/công việc.
Xem đầy đủ danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tại đây
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?