Đại học Kinh tế TPHCM lấy điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 là bao nhiêu?

Xin hỏi điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Kinh tế TPHCM là bao nhiêu? Việc tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm được thực hiện ra sao? Câu hỏi của Thanh Tú (Tây Ninh)

Đại học Kinh tế TPHCM lấy điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 là bao nhiêu?

Theo thông báo chiều 19/4/2024 của Đại học Kinh tế TPHCM, với các ngành đào tạo tại trụ sở chính ở TP HCM, trường lấy điểm sàn tương tự năm ngoái với hai mức: 700 và 730 điểm.

Cụ thể, mức điểm tối thiểu 700/1.200 áp dụng cho các chương trình đào tạo như: Kinh tế chính trị, Công nghệ marketing, Công nghệ tài chính, Kinh doanh số, Robot và Trí tuệ nhân tạo (hệ kỹ sư), Công nghệ Logistics (hệ kỹ sư), Điều khiển thông minh và tự động hóa (hệ kỹ sư), Công nghệ thông tin, Công nghệ nghệ thuật (Arttech), Khoa học máy tính, An toàn thông tin.

Các chương trình đào tạo còn lại tại cơ sở TP.HCM có mức điểm sàn cao hơn là từ 730 điểm.

Đối với các ngành đào tạo tại phân hiệu Vĩnh Long của Đại học Kinh tế TPHCM thì mức sàn là 500/1.200 điểm trở lên.

Mức sàn xét tuyển đánh giá năng lực của Đại học Kinh tế TPHCM tại trụ sở chính như sau:

Ngành, chuyên ngành

Điểm sàn

Tiếng Anh thương mại

730

Kinh tế

730

Kinh tế đầu tư

730

Thẩm định giá và quản trị tài sản

730

Thống kê kinh doanh

730

Toán tài chính

730

Phân tích rủi ro và định phí bảo hiểm

730

Truyền thông số và Thiết kế đa phương tiện

730

Quản trị kinh doanh

730

Quản trị bệnh viện

730

Marketing

730

Bất động sản

730

Kinh doanh quốc tế

730

Kinh doanh thương mại

730

Thương mại điện tử

730

Tài chính công

730

Thuế

730

Ngân hàng

730

Thị trường chứng khoán

730

Tài chính

730

Đầu tư tài chính

730

Quản trị Hải quan – Ngoại thương

730

Bảo hiểm

730

Tài chính quốc tế

730

Kế toán công

730

Kế toán doanh nghiệp

730

Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế

730

Kiểm toán

730

Quản lý công

730

Quản trị nhân lực

730

Hệ thống thông tin kinh doanh

730

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

730

Luật kinh doanh quốc tế

730

Luật kinh tế

730

Khoa học dữ liệu

730

Kỹ thuật phần mềm

730

Công nghệ và đổi mới sáng tạo

730

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

730

Kiến trúc và thiết kế đô thị thông minh

730

Kinh doanh nông nghiệp

730

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

730

Quản trị khách sạn

730

Quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí

730

Kinh tế chính trị

700

Công nghệ marketing

700

Công nghệ tài chính

700

Kinh doanh số

700

Robot và Trí tuệ nhân tạo (hệ kỹ sư)

700

Công nghệ Logistics (hệ kỹ sư)

700

Điều khiển thông minh và tự động hóa (hệ kỹ sư)

700

Công nghệ thông tin

700

Công nghệ nghệ thuật (Arttech)

700

Khoa học máy tính

700

An toàn thông tin

700

Năm nay, Đại học Kinh tế TPHCM giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển, gồm:

Xét tuyển thẳng; Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; Xét tuyển học sinh giỏi; Xét điểm học bạ theo tổ hợp môn; Xét điểm thi đánh giá năng lực và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Năm ngoái, điểm chuẩn xét kết quả đánh giá năng lực của Đại học Kinh tế TP HCM dao động 550-985 điểm. Về điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn của Đại học Kinh tế TP HCM tại trụ sở TP HCM dao động 22,49-27,2, cao nhất là ngành Công nghệ Marketing.

Đại học Kinh tế TPHCM lấy điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 là bao nhiêu?

Đại học Kinh tế TPHCM lấy điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Được sử dụng bao nhiêu tổ hợp xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho một chương trình đào tạo?

Theo khoản 3 Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đối với phương thức tuyển sinh bằng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh như sau:

Điều 6. Phương thức tuyển sinh
1. Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
2. Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
3. Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT và các kết quả đánh giá khác):
a) Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số cho từng môn), trong đó có môn toán hoặc ngữ văn;
b) Một ngành, một chương trình đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn, trong đó có thể quy định điểm chênh lệch giữa các tổ hợp khi xác định điều kiện trúng tuyển;
c) Không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).
4. Đối với một ngành, chương trình đào tạo có chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển:
a) Việc phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ hợp lý; không gây mất công bằng cho các thí sinh chọn phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau;
b) Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm.
5. Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh; trong đó có dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hàng năm.

Theo đó, được sử dụng không quá 04 tổ hợp xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ).

Việc tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm khi tuyển sinh đại học được thực hiện ra sao?

Căn cứ Điều 18 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDDT quy định về việc tổ chức đăng ký và xét tuyển sớm như sau:

- Các cơ sở đào tạo đại học có thể tổ chức cho thí sinh xét tuyển sớm thông qua các hình thức dự tuyển tổ chức trực tuyến hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

- Cơ sở đào tạo đại học không được yêu cầu thí sinh tham gia xét tuyển sớm xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo đại học cần công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung, hoàn thành trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống.

- Bên cạnh đó, thí sinh đã dự tuyển vào cơ sở đào tạo đại học theo kế hoạch xét tuyển sớm sau đó vẫn phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT.

Trân trọng!

Thi đánh giá năng lực
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi đánh giá năng lực
Hỏi đáp Pháp luật
Đợt 5 kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội diễn ra vào ngày nào? Ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM đợt 2 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ đề thi chính thức bài thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào có kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM đợt 2 năm 2024? Danh sách các trường xét kết quả thi ĐGNL TP.HCM 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phổ điểm đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM đợt 1 năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi và đáp án bài thi đánh giá năng lực Sinh học của Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2024 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án môn Vật Lý kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đề thi ĐGNL Ngữ Văn của Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đề thi đánh giá năng lực môn Hóa học của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ đáp án bài thi đánh giá năng lực Lịch sử và Địa lý của Trường đại học sư phạm Hà Nội 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi đánh giá năng lực
Tạ Thị Thanh Thảo
3,207 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi đánh giá năng lực
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào