Sử dụng tiền tài trợ để chăm sóc người khuyết tật vào mục đích cá nhân có bị xử phạt không?
Sử dụng tiền tài trợ để chăm sóc người khuyết tật vào mục đích cá nhân có bị xử phạt không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng tiền tài trợ để chăm sóc người khuyết tật vào mục đích cá nhân:
Điều 7. Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi;
b) Bắt buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
...
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về chính sách của Nhà nước về người khuyết tật như sau:
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
...
3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
...
Như vậy, người khuyết tật là đối tượng bảo trợ xã hội. Do đó, người chăm sóc người khuyết tật có hành vi sử dụng tiền tài trợ để chăm sóc người khuyết tật vào mục đích cá nhân được xem là hành vi lợi dụng việc chăm sóc người khuyết tật để trục lợi cá nhân, và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm sẽ phải nộp lại toàn bộ số tiền tài trợ đã nhận và đã sử dụng vào mục đích cá nhân. Đối với, cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân, đối với hành vi vi phạm của tổ chức thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Sử dụng tiền tài trợ để chăm sóc người khuyết tật vào mục đích cá nhân có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)
Người chăm sóc người khuyết tật có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật hàng tháng như sau:
Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
...
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
...
Như vậy, người chăm sóc người khuyết tật sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng nếu là đang chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.
Bên cạnh đó, trong trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì người chăm sóc cũng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
Người khuyết tật có những quyền nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về các quyền của người khuyết tật.
Theo đó, người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau:
- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?