Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM hiện nay là ai? Giám đốc Sở Nội vụ có phải là công chức không?
Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM hiện nay là ai?
Ngày 19/4/2024, Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM đã công bố Quyết định 1885-QĐNS/TU năm 2024 của BTV Thành ủy TPHCM về điều động, phân công Thành ủy viên đến nhận công tác tại UBND Thành phố để được tiếp nhận, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ.
Theo đó, Phó Giám đốc phụ trách Sở Nội vụ TPHCM đã công bố Quyết định 26/QĐ-UBND-TC năm 2024 của UBND TPHCM về việc bổ nhiệm đồng chí Võ Ngọc Quốc Thuận, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Quận 8 giữ chức Giám đốc Sở Nội vụ.
Như vậy, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM hiện nay là đồng chí Võ Ngọc Quốc Thuận, nguyên Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Quận 8. Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 17/4/2024.
Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM hiện nay là ai? Giám đốc Sở Nội vụ có phải là công chức không? (Hình từ Internet)
Giám đốc Sở Nội vụ có phải là công chức không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh như sau:
Điều 6. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
1. Ở cấp tỉnh:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
c) Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.
...
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 8 Nghị định 24/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 107/2020/NĐ-CP quy định về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Điều 8. Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương
1. Sở Nội vụ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua, khen thưởng.
...
Như vậy, Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, Giám đốc Sở Nội vụ là công chức làm việc trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh.
Sở Nội vụ có chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 5/2021/TT-BNV quy định về chức năng của Sở Nội vụ như sau:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tín ngưỡng, tôn giáo; thanh niên; thi đua, khen thưởng.
...
Như vậy, Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
- Tổ chức bộ máy;
- Vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước;
- Vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ;
- Chính quyền địa phương;
- Địa giới hành chính;
- Cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã;
- Tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước;
- Tín ngưỡng, tôn giáo;
- Thanh niên;
- Thi đua, khen thưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?
- Thể dục thể thao quần chúng là gì? Phong trào thể dục thể thao quần chúng được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là bao nhiêu?
- Mẫu Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại mới nhất từ ngày 01/12/2024?