Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?

Cho tôi hỏi Sở Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Câu hỏi từ chị Thanh (Hà Nội)

Sở Nội vụ có vị trí và chức năng gì?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 5/2021/TT-BNV Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:

- Tổ chức bộ máy;

- Vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước;

- Vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ;

- Chính quyền địa phương;

- Địa giới hành chính;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ;

- Văn thư, lưu trữ nhà nước;

- Tín ngưỡng, tôn giáo;

- Thanh niên;

- Thi đua, khen thưởng.

Ngoài ra, Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh? (Hình từ Internet)

Sở Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 5/2021/TT-BNV quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+Ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn theo ngành, lĩnh vực nội vụ đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Ban hành quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nội vụ;

+ Quyết định bổ nhiệm nhân sự thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Đảng và của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các văn bản về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

- Về tổ chức bộ máy:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Thẩm định đối với các dự thảo văn bản:

+ Thẩm định, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập của địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trong việc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Về vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức:

+ Thẩm định đề án vị trí việc làm, đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật.

- Về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Thẩm định đề án

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ tài chính (do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên;

- Về thực hiện chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc nâng và các chế độ, chính sách

+ Hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng

- Về cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ:

+ Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ;

+ Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Chủ trì triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ tại địa phương.

- Về chính quyền địa phương:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn kết quả trong quản lý cán bộ

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Về địa giới đơn vị hành chính:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã.

- Về cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã):

+ Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn theo yêu cầu vị trí việc

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc bố trí, phân bổ kinh phí đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương theo quy định của pháp luật.

- Về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ:

+ Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các quyết định về tổ chức hộ, tổ chức phi chính phủ

+ Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các thủ tục

+ Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc ủy quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

- Về văn thư, lưu trữ nhà nước:

+ Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh;

+ Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc mang tài liệu ra khỏi Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh để sử dụng trong nước;

+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật

+ Trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của địa phương theo quy định của pháp luật

- Về tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo

+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đầu mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và cơ sở tín ngưỡng thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn;

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo

+ Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Về thanh niên:

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện; giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh niên .

+ Quản lý, khai thác và công bố dữ liệu thống kê về thanh niên, chỉ số phát triển thanh niên tại địa phương theo quy định của pháp luật.

- Về thi đua, khen thưởng:

+ Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh tổ chức các phong trào thi đua

+ Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khen thưởng

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng;

+ xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;

+ xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý

+ Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội vụ theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và xây dựng, quản lý, lưu trữ hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước của Sở Nội vụ.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực nội vụ đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

-Tổng hợp, thống kê, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện

- Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Nội vụ

- Quản lý tổ chức bộ máy

- Quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao

- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định

- Thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác về quản lý nội bộ tại Sở Nội vụ.

- Thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong lĩnh vực công tác được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Các chi cục và tổ chức tương đương chi cục trực thuộc Sở nội vụ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 5/2021/TT-BNV quy định chi cục và tổ chức tương đương chi cục trực thuộc Sở Nội vụ cụ thể:

- Việc thành lập chi cục và tổ chức tương đương chi cục trực thuộc Sở Nội vụ phải phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ tiêu chí thành lập theo đúng quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP.

+ Trường hợp thành lập Chi cục Văn thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ thì thực hiện sắp xếp các tổ chức cấp phòng của Chi cục theo đúng tiêu chí quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP

Tổ chức lại Trung tâm Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi cục theo đúng quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP

+ Trường hợp thành lập Ban Tôn giáo là tổ chức tương đương chi cục trực thuộc Sở Nội vụ thì thực hiện sắp xếp các tổ chức cấp phòng thuộc Ban theo đúng tiêu chí quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP;

+ Trường hợp thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng là tổ chức tương đương chi cục trực thuộc Sở Nội vụ thì thực hiện sắp xếp các tổ chức cấp phòng thuộc Ban theo đúng tiêu chí quy định tại Nghị định 107/2020/NĐ-CP.

Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh.

- Trường hợp không thành lập chi cục và tổ chức tương đương chi cục trực thuộc Sở Nội vụ thì Sở Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở đáp ứng đủ tiêu chí thành lập phòng theo quy định của pháp luật hoặc giao một phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở thực hiện nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực đó;

+ Tổ chức lại Trung tâm Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo đúng quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Trân trọng!

Sở Nội vụ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sở Nội vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM hiện nay là ai? Giám đốc Sở Nội vụ có phải là công chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về vị trí và chức năng của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện chế độ tiền lương trong cơ quan như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chế độ làm việc của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Giám đốc và Phó Giám đốc của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về thanh niên là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về địa giới đơn vị hành chính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức bộ máy là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sở Nội vụ
Phan Vũ Hiền Mai
1,522 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sở Nội vụ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào