Tổng hợp những câu vướng mắc và câu trả lời cho Viện kiểm sát TP HCM về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự năm 2024?
- Tổng hợp những câu vướng mắc và câu trả lời cho Viện kiểm sát TP HCM về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự năm 2024?
- Tòa án được ra quyết định tạm đình chỉ mấy lần đối với một vụ án?
- Yêu cầu của VKS đối với Tòa án nhưng Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì giải quyết thế nào?
Tổng hợp những câu vướng mắc và câu trả lời cho Viện kiểm sát TP HCM về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự năm 2024?
Ngày 26/3/2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 về giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã giải đáp 07 vương mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình của VKS TP HCM gồm:
Câu 1. Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định thời gian VKS nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa và thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm chưa hợp lý
Câu 2. Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự, gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát chưa được Tòa án thực hiện đúng thời hạn pháp luật quy định
Câu 3. Pháp luật không quy định Tòa án phải chuyển hồ sơ, tài liệu cho VKS khi gửi văn bản thông báo thụ lý, văn bản trả lại đơn khởi kiện/đơn yêu cầu, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự nên gây khó khăn cho công tác kiểm sát
Câu 4. Quy định KSV phải gửi bài phát biểu ngay sau khi kết thúc phiên tòa là không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho KSV
Câu 5 Tòa án được ra quyết định tạm đình chỉ mấy lần đối với một vụ án?
Câu 6. Hiện có 02 quan điểm về thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất: (1) Tòa án nơi có bất động sản; (2) Tòa án nơi cư trú của bị đơn. Quan điểm nào là đúng?
Câu 7. Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật? Trường hợp vi phạm quy định của UBND về diện tích tối thiểu để tách thửa có phải là vi phạm điều cấm không?
Xem đầy đủ, chi tiết tại: Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024
Tổng hợp những câu vướng mắc và câu trả lời cho Viện kiểm sát TP HCM về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự năm 2024? (Hình từ Internet)
Tòa án được ra quyết định tạm đình chỉ mấy lần đối với một vụ án?
Căn cứ khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 214. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
...
Theo Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 quy định như sau:
Câu 19. Tòa án được ra quyết định tạm đình chỉ mấy lần đối với một vụ án? (VKS Thành phố Hồ Chí Minh)
Trả lời: BLTTDS không quy định thời hạn và số lần Tòa án tạm đình chỉ mà khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS thì Toà án được quyết định tạm đình chỉ.
Theo đó, quy định pháp luật không quy định thời hạn và số lần Tòa án tạm đình chỉ nên khi có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ.
Yêu cầu của VKS đối với Tòa án nhưng Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì giải quyết thế nào?
Theo Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp như sau:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đối với Tòa án trong 08 trường hợp:
(1) Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự (khoản 3 Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
(2) Yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc theo quy định của Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC (các điều 5 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC);
(3) Yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu (Điều 21 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC);
(4) Yêu cầu Hội đồng xét xử công bố các tài liệu, chứng cứ của vụ việc tại phiên tòa, phiên họp (khoản 1 Điều 254 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
(5) Yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm (các điều 255 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
(6) Yêu cầu Hội đồng xét xử hỏi những vấn đề còn chưa rõ tại phiên toà, phiên họp sơ thẩm (các điều 258 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
(7) Yêu cầu xem biên bản phiên toà, phiên họp; yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà, phiên họp (khoản 4 Điều 236 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
(8) Yêu cầu Toà án cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTDS có căn cứ, đúng pháp luật (Điều 515 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Trường hợp Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu của Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật đối với từng loại yêu cầu hoặc thực hiện quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định nếu việc Toà án không thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát dẫn đến kết quả giải quyết vụ án không chính xác.
Trân trọng!
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
- Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
- Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?