Trường hợp nào được xem là vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài?
Trường hợp nào được xem là vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ khoản 2 Điều 298 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về các trường hợp được xem là vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài như sau:
Điều 298. Nguyên tắc áp dụng
1. Chương này quy định thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài. Trường hợp trong Chương này không có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Luật này để giải quyết.
2. Vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài là vụ án hành chính thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
b) Có đương sự là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;
c) Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính đó xảy ra ở nước ngoài;
d) Có liên quan đến tài sản ở nước ngoài.
Như vậy, vụ án hành chính được xem vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có đương sự là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
- Có đương sự là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;
- Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính đó xảy ra ở nước ngoài;
- Có liên quan đến tài sản ở nước ngoài.
Trường hợp nào được xem là vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài? (Hình từ Internet)
Năng lực pháp luật tố tụng hành chính của người nước ngoài được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 300 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về năng lực pháp luật tố tụng hành chính của người nước ngoài như sau:
Điều 300. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của người nước ngoài
1. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của người nước ngoài được xác định như sau:
a) Theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch. Trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch thì theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú. Nếu người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam;
b) Theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốc tịch nếu họ có nhiều quốc tịch nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch và cư trú ở nước mà không cùng với quốc tịch của nước đó thì theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có thời gian mang quốc tịch dài nhất;
c) Theo pháp luật Việt Nam nếu người nước ngoài có nhiều quốc tịch và một trong các quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng hành chính tại Tòa án Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng hành chính, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng hành chính.
Như vậy, năng lực pháp luật tố tụng hành chính của người nước ngoài được xác định như sau:
- Trường hợp có một quốc tịch nước ngoài: theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch.
- Trường hợp là người không quốc tịch: theo pháp luật của nước nơi cư trú.
- Trường hợp người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam: theo pháp luật Việt Nam;
- Trường hợp có nhiều quốc tịch nước ngoài và cư trú tại một trong các nước có quốc tịch: theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú;
- Trường hợp có nhiều quốc tịch và cư trú ở nước không cùng quốc tịch: theo pháp luật của nước có thời gian mang quốc tịch dài nhất;
- Trường hợp có nhiều quốc tịch và một trong các quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam: theo pháp luật Việt Nam
- Trường hợp có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam: theo pháp luật Việt Nam.
Vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài có thể áp dụng thủ tục rút gọn không?
Căn cứ Điều 246 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về áp dụng thủ tục rút gọn như sau:
Điều 246. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
...
Như vậy, vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài vẫn có thể áp dụng thủ tục rút gọn khi thực hiện thủ tục tố tụng nếu không có đương sự cư trú ở nước ngoài.
Trong trường hợp có đương sự cư trú ở nước ngoài thì vẫn có thể được giải quyết theo thủ tục rút gọn nếu đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?