Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán cập nhật mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán cập nhật mới nhất 2024 với ạ? Mong được giải đáp. Câu hỏi của chị Tâm đến từ Quảng Nam. Tôi cảm ơn.

Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán cập nhật mới nhất 2024?

Luật Kế toán mới nhất 2024 đang được áp dụng là Luật Kế toán 2015.

Dưới đây là tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán cập nhật mới nhất 2024 gồm có Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán và Thông tư hướng dẫn Luật Kế toán.

(1) Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán mới nhất 2024

- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán.

- Nghị định 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính nhà nước.

- Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

- Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

- Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ.

- Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

- Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

(2) Thông tư hướng dẫn Luật Kế toán mới nhất 2024

- Thông tư 297/2016/TT-BTC về cấp, quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

- Thông tư 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

- Thông tư 292/2016/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

- Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.

- Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi chế độ báo cáo tại Thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

- Thông tư 09/2021/TT-BTC về hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.

- Thông tư 43/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư có quy định liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các chính sách hoặc thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính.

- Thông tư 24/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Thông tư 53/2016/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thông tư 271/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán.

- Thông tư 77/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

- Thông tư 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/19042024/luat-ke-toan.jpg

Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán cập nhật mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày nào và kết thúc vào ngày nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:

Điều 12. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.
4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.

Theo đó, kỳ kế toán năm là 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế.

Chứng từ kế toán phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán phải đảm bảo có những nội dung dưới đây:

- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán.

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán.

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán.

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán.

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ.

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài ra, chứng từ kế toán còn có thể có thêm những nội dung khác phù hợp theo từng loại chứng từ.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào