Thông tư 04/2024/TT-TTCP căn cứ vào đâu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra?
Trình tự, thủ tục xây dựng Định hướng chương trình thanh tra cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về trình tự, thủ tục xây dựng Định hướng chương trình thanh tra như sau:
Bước 1: Đơn vị chủ trì thu thập thông tin, tài liệu nêu tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-TTCP;
Sau đó, yêu cầu các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ), Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh) cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo đề xuất xây dựng Định hướng chương trình thanh tra.
Khi thấy cần thiết, đơn vị chủ trì làm việc trực tiếp với thanh tra các bộ, ngành, địa phương để thu thập thêm thông tin hoặc làm rõ nội dung đề xuất xây dựng Định hướng chương trình thanh tra.
Bước 2: Căn cứ vào thông tin, tài liệu thu thập và báo cáo đề xuất xây dựng Định hướng chương trình thanh tra được nêu tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-TTCP, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo Định hướng chương trình thanh tra;
Sau đó, lấy ý kiến của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ;
Tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Định hướng chương trình thanh tra báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ.
Bước 3: Đơn vị chủ trì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Định hướng chương trình thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 9 hằng năm, bao gồm:
- Dự thảo Tờ trình của Tổng Thanh tra Chính phủ trình dự thảo Định hướng chương trình thanh tra;
- Dự thảo Định hướng chương trình thanh tra;
- Đáo cáo tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia vào dự thảo Định hướng chương trình thanh tra (nếu có);
- Thông tin, tài liệu khác (nếu có).
Thông tư 04/2024/TT-TTCP căn cứ vào đâu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt định hướng chương trình thanh tra 2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về trình phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra như sau:
Điều 7. Trình phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra
1. Chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hằng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra.
2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra bao gồm:
a) Tờ trình của Tổng Thanh tra Chính phủ về dự thảo Định hướng chương trình thanh tra;
b) Dự thảo Định hướng chương trình thanh tra;
c) Thông tin, tài liệu khác (nếu có).
3. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo sửa đổi, bổ sung nội dung dự thảo Định hướng chương trình thanh tra thì trong thời gian 10 ngày làm việc, đơn vị chủ trì giúp Tổng Thanh tra Chính phủ tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Định hướng chương trình thanh tra và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
...
Theo đó, chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hằng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra.
Thông tư 04/2024/TT-TTCP căn cứ vào đâu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Căn cứ để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra
1. Nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
2. Nghị quyết, đề án, chương trình, mục tiêu của Chính phủ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
4. Yêu cầu của việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật; yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
5. Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra cần căn cứ vào:
- Nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Nghị quyết, đề án, chương trình, mục tiêu của Chính phủ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Yêu cầu của việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật; yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?