07 Nguyên tắc trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 là gì?
07 Nguyên tắc trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 quy định nguyên tắc trách nhiệm xã hội:
4. Nguyên tắc trách nhiệm xã hội
4.1. Khái quát
Điều này đưa ra hướng dẫn về bảy nguyên tắc trách nhiệm xã hội.
Khi tiếp cận và thực thi trách nhiệm xã hội, mục tiêu bao trùm đối với một tổ chức là tối đa hóa đóng góp của họ vào sự phát triển bền vững. Với mục tiêu này, mặc dù không có một danh mục hoàn chỉnh các nguyên tắc trách nhiệm xã hội, nhưng các tổ chức cần tôn trọng bảy nguyên tắc nêu dưới đây cũng như những nguyên tắc cụ thể cho từng chủ đề cốt lõi nêu trong Điều 6.
Các tổ chức cần ứng xử dựa theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc quy tắc đạo đức phù hợp với những nguyên tắc được chấp nhận về hành vi đạo đức đúng hoặc tốt trong bối cảnh tình huống cụ thể, ngay cả khi đó là thách thức.
Khi áp dụng tiêu chuẩn này, tổ chức cần tính đến sự đa dạng về xã hội, môi trường, pháp lý, văn hóa, chính trị và tổ chức cũng như những khác biệt về điều kiện kinh tế trong khi vẫn phù hợp với chuẩn mực ứng xử quốc tế.
...
Theo đó, có 07 nguyên tắc trách nhiệm xã hội cụ thể như sau:
Nguyên tắc 1: Trách nhiệm giải trình
- Tổ chức cần chịu trách nhiệm về những tác động của mình đối với xã hội, nền kinh tế và môi trường.
- Nguyên tắc này gợi ý rằng tổ chức cần chấp nhận sự kiểm soát thích hợp đồng thời chấp nhận nghĩa vụ đáp ứng kiểm soát này.
Nguyên tắc 2: Tính minh bạch
- Tổ chức cần minh bạch trong các quyết định và hoạt động có tác động đến xã hội và môi trường.
- Tổ chức cần công khai các chính sách, quyết định và hoạt động thuộc trách nhiệm của tổ chức, bao gồm cả những tác động biết trước và có thể có đối với xã hội và môi trường một cách rõ ràng, chính xác và đầy đủ, ở mức độ hợp lý và trọn vẹn.
- Thông tin này cần có sẵn, dễ tiếp cận và dễ hiểu đối với những người đã hoặc có thể chịu ảnh hưởng đáng kể bởi tổ chức.
- Thông tin cần kịp thời và đúng sự thật, được trình bày một cách rõ ràng, khách quan sao cho các bên liên quan có thể đánh giá chính xác tác động mà những quyết định và hoạt động của tổ chức tạo ra đối với những lợi ích tương ứng của họ.
Nguyên tắc 3: Hành vi đạo đức
- Tổ chức cần phải luôn ứng xử có đạo đức.
- Hành vi của tổ chức cần dựa trên các nguyên tắc trung thực, công bằng và nhất quán.
- Những giá trị này hàm ý mối quan tâm đối với con người, động vật và môi trường cũng như cam kết điều chỉnh tác động của các hoạt động và quyết định của tổ chức tới lợi ích của các bên liên quan.
Nguyên tắc 4: Tôn trọng quyền lợi của các bên liên quan
- Tổ chức cần tôn trọng, xem xét và đáp ứng quyền lợi của các bên liên quan.
- Mặc dù các mục tiêu của tổ chức giới hạn ở quyền lợi của các chủ sở hữu, thành viên, khách hàng hoặc cử tri, nhưng các cá nhân hoặc nhóm người khác cũng có thể có các quyền, yêu cầu hoặc lợi ích cụ thể cần được tính đến.
- Những cá nhân hoặc nhóm người này cùng tạo nên các bên liên quan của tổ chức.
Nguyên tắc 5: Tôn trọng nguyên tắc pháp quyền
- Tổ chức cần nhận thức rằng việc tôn trọng nguyên tắc pháp quyền là bắt buộc.
- Nguyên tắc pháp quyền đề cập đến quyền lực tối cao của luật pháp và, đặc biệt, không một cá nhân hoặc tổ chức nào được đứng trên luật pháp và chính phủ cũng phải tuân thủ luật pháp.
- Nguyên tắc pháp quyền trái ngược hẳn với việc thực thi quyền lực.
Nguyên tắc 6: Tôn trọng chuẩn mực ứng xử quốc tế
- Tổ chức cần tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế, trong khi vẫn gắn với nguyên tắc tôn trọng nguyên tắc pháp quyền.
- Trong các trường hợp luật hoặc việc thi hành luật không đưa ra biện pháp bảo vệ thích đáng cho môi trường hoặc xã hội, tổ chức cần phấn đấu ít nhất là tôn trọng các chuẩn mực ứng xử quốc tế.
- Ở các quốc gia mà luật hoặc việc thi hành luật mâu thuẫn với chuẩn mực ứng xử quốc tế, tổ chức cần phấn đấu tôn trọng các chuẩn mực này ở mức độ cao nhất có thể.
- Trong các trường hợp luật hoặc việc thi hành luật mâu thuẫn với chuẩn mực ứng xử quốc tế và trường hợp không tuân theo những chuẩn mực này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khi thích hợp và khả thi, tổ chức cần xem xét tính chất các mối quan hệ và hoạt động của mình trong phạm vi quyền hạn đó.
Nguyên tắc 7: Tôn trọng quyền con người
- Tổ chức cần tôn trọng quyền con người và nhận thức về tầm quan trọng cũng như tính chất chung của nó.
07 Nguyên tắc trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 là gì? (Hình từ Internet)
Khái quát về đặc điểm của trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013?
Căn cứ Tiết 3.3.1 Tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 quy định khái quát đặc điểm của trách nhiệm xã hội như sau:
- Đặc điểm quan trọng của trách nhiệm xã hội là sự tự nguyện của tổ chức trong việc kết hợp những cân nhắc về mặt xã hội và môi trường vào quá trình ra quyết định và có thể giải trình được những tác động của các quyết định và hoạt động của tổ chức tới xã hội và môi trường.
- Điều này hàm ý cả hành vi minh bạch và đạo đức đóng góp vào sự phát triển bền vững, là phù hợp với luật pháp cũng như nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế.
- Điều đó cũng có nghĩa là trách nhiệm xã hội được tích hợp trong toàn bộ tổ chức, được thực thi trong các mối quan hệ của tổ chức và có tính đến quyền lợi của các bên liên quan.
- Bên liên quan có một hoặc nhiều quyền lợi có thể chịu ảnh hưởng bởi các quyết định và hoạt động của tổ chức.
- Quyền lợi này giúp cho bên liên quan có được một “cổ phần” trong tổ chức, tạo nên mối quan hệ với tổ chức.
- Mối quan hệ này không nhất thiết là chính thống hay được bên liên quan hoặc tổ chức thừa nhận.
- Bên liên quan còn được gọi là “bên quan tâm”.
- Trong việc xác định để thừa nhận quyền lợi nào của bên liên quan, tổ chức cần xem xét tính pháp lý của những quyền lợi đó và sự nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế.
Mối quan hệ giữa đặc điểm của tổ chức với trách nhiệm xã hội như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013?
Căn cứ Tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 quy định mối quan hệ giữa đặc điểm của tổ chức với trách nhiệm xã hội như sau:
[1] Để cung cấp nền tảng hiểu biết cho việc kết hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức, việc xác định mối liên hệ giữa các đặc điểm chính của tổ chức với trách nhiệm xã hội sẽ rất hữu ích.
[2] Xem xét này cũng giúp xác định các vấn đề liên quan của trách nhiệm xã hội trong phạm vi từng chủ đề cốt lõi và giúp xác định các bên liên quan của tổ chức.
[3] Khi thích hợp, việc xem xét cần bao gồm các yếu tố như:
- Loại hình, mục đích, tính chất hoạt động và quy mô của tổ chức;
- Khu vực hoạt động của tổ chức, bao gồm
+ Có khuôn khổ pháp lý vững chắc điều chỉnh nhiều quyết định và hoạt động liên quan tới trách nhiệm xã hội hay không;
+ Các đặc điểm xã hội, môi trường và kinh tế của khu vực hoạt động;
+ Thông tin về việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước đó của tổ chức;
+ Đặc điểm của lực lượng lao động hay người lao động của tổ chức, gồm cả lao động hợp đồng;
[4] Các tổ chức ngành mà tổ chức đó tham gia, bao gồm:
- Hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội do các tổ chức này tiến hành;
- Các quy phạm hay yêu cầu khác liên quan đến trách nhiệm xã hội do các tổ chức này đưa ra;
- Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị, nguyên tắc và quy phạm đạo đức của bản thân tổ chức;
- Mối quan tâm liên quan tới trách nhiệm xã hội của các bên liên quan nội bộ và bên ngoài;
- Cơ cấu và tính chất của việc ra quyết định trong tổ chức;
- Chuỗi giá trị của tổ chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?