Ngày Trái Đất là ngày nào, thứ mấy? Người lao động có được nghỉ làm không?
Ngày Trái Đất là ngày nào, thứ mấy?
Ngày Trái Đất, hay còn gọi là Earth Day, là ngày 22 tháng 4 hàng năm theo lịch dương và không thay đổi qua các năm. Theo đó, trong năm 2024, ngày Trái đất được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 rơi vào thứ hai.
Ngày Trái Đất là một ngày lễ quốc tế được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và thúc đẩy các hành động bảo vệ Trái Đất. Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1970 và hiện nay đã được tổ chức trên khắp thế giới với sự tham gia của hàng triệu người.
Năm 2024, chủ đề của Ngày Trái Đất là “Planet vs. Plastics” (tạm dịch là Trái Đất và nhựa). Để hưởng ứng chủ đề đó, Earthday.org cam kết chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái Đất, giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Theo đó, một số hoạt động được tổ chức này đưa ra và phát động trên thế giới hãy hành động:
- Sign the Global plastic treaty - tạm dịch là: Ký kết xử lý nhựa toàn cầu.
- Educate yourself on plastics - tạm dịch là: Tự tìm hiểu về nhựa.
- Reject fast fashion - tạm dịch là: Từ chối các mặt hàng thời trang nhanh.
- Join the great global cleanup - tạm dịch là: Tham gia các cuộc dọn dẹp toàn cầu.
- Take a plastic quiz - tạm dịch là: Kiểm tra kiến thức của bạn về nhựa.
- Gắn hashtag #plastic detox challenge.
- Take a simple act of green - tạm dịch là: Thực hiện một hành động xanh đơn giản trong cuộc sống như trồng cây, phân loại rác,...
- Your art our earth - tạm dịch là: Nghệ thuật của bạn về Trái Đất của chúng ta.
- Join the movement - tạm dịch là: Hưởng ứng các phong trào về môi trường.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngày Trái Đất là ngày nào, thứ mấy? Người lao động có được nghỉ làm không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày Trái đất không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày Trái đất không phải là ngày lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương. Vì vậy, người lao động không được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày Trái đất.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm:
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo đó, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Cụ thể như sau:
Số ngày nghỉ = [Số ngày nghỉ hằng năm + Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)] : 12 tháng x Số tháng làm việc thực tế trong năm
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?