Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của sinh viên đại học cả nước năm 2024?
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của sinh viên đại học cả nước năm 2024?
A. Sinh viên đại học phía Bắc
1. Trường đại học Ngoại thương
Theo kế hoạch đã được đại diện trường ĐH Ngoại thương công bố, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, sinh viên, cán, bộ giảng viên nhà trường sẽ nghỉ 5 ngày từ ngày 27/4 (thứ Bảy) đến hết ngày 1/5 (thứ Tư). Lịch học bù và làm bù sẽ vào ngày 4/5 (thứ Bảy).
2. Trường đại học Kinh tế quốc dân
Giảng viên và người học được nghỉ lễ 5 ngày: Từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5. Các lớp có lịch học trùng với lịch nghỉ lễ, giảng viên chủ động bố trí lịch giảng bù.
Còn đối với viên chức, người lao động khối hành chính sẽ được nghỉ 3 ngày: Từ thứ Hai ngày 29/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5; đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 4/5.
Trong thời gian theo lịch nghỉ lễ, các đơn vị như Phòng Quản trị thiết bị, Phòng Tổng hợp (Bộ phận bảo vệ), Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ đào tạo, Trạm Y tế vẫn phân công cán bộ trực để giải quyết công việc đột xuất và đảm bảo an toàn, an ninh trật tự.
3. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội
Viên chức, người lao động và người học được nghỉ lễ 03 ngày: từ thứ Hai ngày 29/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5.
Giảng viên, người học chuyển kế hoạch giảng dạy, học tập của thứ Hai ngày 29/4 sang Chủ nhật ngày 5/5 để đảm bảo kết thúc môn học, học phần đúng theo tiến độ đào tạo và thông báo kế hoạch điều chỉnh cho người học biết, thực hiện.
Các chương trình, kế hoạch công tác vào thứ Bảy ngày 27/4 và Chủ nhật ngày 28/4 vẫn diễn ra bình thường theo kế hoạch đã được phê duyệt.
4. Trường đại học Giao thông vận tải
Giảng viên, sinh viên và học viên được nghỉ 4 ngày liên tục từ ngày 28/4 (Chủ nhật) đến hết ngày 1/5 (thứ Tư). Ngày 29/4 (thứ Hai), giảng viên, sinh viên được hoán đổi tự bố trí dạy bù bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Viên chức, người lao động khối hành chính của trường dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay được nghỉ 5 ngày liên tục từ ngày 27/4 (thứ Bảy) đến hết ngày 1/5 (thứ Tư); làm bù vào ngày 4/5 (thứ Bảy).
5. Trường đại học Công đoàn
Viên chức, người lao động và người học nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5. Ngày làm việc thứ Hai (29/4) sẽ làm bù vào ngày thứ Bảy (4/5).
Phòng Đào tạo sẽ bố trí lịch học bù những ngày nghỉ để không làm ảnh hưởng đến tiến độ đào tạo của trường. Phòng Hành chính và và Phòng Quản lý sinh viên nội trú vẫn phân công cán bộ trực, phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn trong thời gian nghỉ lễ.
6. Trường đại học Sư phạm Hà Nội
Toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động, học viên, sinh viên thuộc nhà trường được nghỉ 5 ngày liên tục: từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5/2024. Trường tiến hành làm việc và học bù vào thứ Bảy ngày 4/5.
7. Trường đại học Thương mại
Toàn trường được nghỉ 5 ngày liên tục (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5). Lịch học bù ngày 27/4 được chuyển sang ngày 11/5.
8. Đại học Bách khoa Hà Nội
Sinh viên trường được nghỉ 5 ngày liên tục (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
9. Học viện Ngân hàng
Sinh viên trường được nghỉ 5 ngày liên tục (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
B. Sinh viên đại học phía Nam
1. Trường đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM
Lịch nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5 của sinh viên sẽ kéo dài 8 ngày, bắt đầu từ 28/4 đến hết 5/5.
2. Trường đại học Công nghệ TP.HCM
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho sinh viên nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là 6 ngày, bắt đầu từ 30/4 đến hết 5/5.
3. Trường đại học Công Thương TP.HCM
Trường ĐH Công Thương TP.HCM cho sinh viên nghỉ lễ 30/4 và 1/5 theo đúng lịch mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành, nghỉ 5 ngày liên tục, thời gian nghỉ từ thứ bảy (27/4) đến hết thứ Tư (1/5).
4. Đại học Văn Hiến TP HCM
Đại học Văn Hiến TP HCM cho sinh viên nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là 3 ngày, bắt đầu từ 29/4 đến hết 1/5.
ĐH Sài Gòn, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Tôn Đức Thắng.... và nhiều trường khác cũng sẽ cho sinh viên nghỉ 5 ngày theo lịch chung, tức là nghỉ 5 ngày liên tục (27/4-1/5).
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của sinh viên đại học phía Bắc năm 2024? (Hình từ Internet)
Các điều kiện để sinh viên được chuyển sang ngành đào tạo khác là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 16. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
c) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
...
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chương trình, ngành đào tạo, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học; việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này.
Theo đó, các điều kiện để sinh viên được chuyển sang ngành đào tạo khác bao gồm:
- Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT;
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Đồng thời, quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển ngành đào tạo và việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này.
Sinh viên đại học có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của sinh viên đại học.
Theo đó, sinh viên đại học có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây, bao gồm:
- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định;
- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học;
- Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện;
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân;
- Được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện;
- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao;
- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý, giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?