Người lao động nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp có được trả lương không?
Bệnh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
10. Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định trên, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Người lao động nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp có được trả lương không? (Hình từ Internet)
Người lao động nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp có được trả lương không?
Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
...
Theo quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải trả đủ tiền lương cho người lao động đang phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Các bệnh nghề nghiệp nào được hưởng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
7. Bệnh hen nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp
31. Bệnh lao nghề nghiệp
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp
35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?