Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương năm 2024?

Dạ cho hỏi: Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương năm 2024 là mẫu nào vậy ạ? Mong được giải đáp. Câu hỏi của anh Tiến đến từ Phú Thọ.

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương năm 2024?

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương năm 2024 đang được áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.

Dưới đây là mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương năm 2024:

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/17042024/mau-bao-cao-cong-tac-an-toan.jpg

Tải về mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương năm 2024:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/19042024/an-toan-ve-sinh-lao-dong.jpg

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của địa phương năm 2024? (Hình từ Internet)

Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động được thực hiện vào thời điểm nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Điều 3. Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời Điểm sau đây:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:
a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Theo quy định này, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động được thực hiện vào các thời điểm dưới đây:

- Đánh giá lần đầu: khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Đánh giá định kỳ: trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, ngoại trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

- Đánh giá bổ sung: khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động lao động cơ sở trong các trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 38. Tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
Việc tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở theo Khoản 1 Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động lao động cơ sở trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định này và sử dụng từ 300 người lao động trở lên;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản này, có sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên;
c) Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh khác với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều này thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ Điều kiện để hoạt động.

Như vậy, người sử dụng lao động phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động lao động cơ sở trong các trường hợp được liệt kê dưới đây:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sau đây và sử dụng từ 300 người lao động trở lên hoặc sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên:

+ Khai khoáng.

+ Sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

+ Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

+ Thi công công trình xây dựng.

+ Đóng và sửa chữa tàu biển.

+ Sản xuất, truyền tải và phân phối điện

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với các lĩnh vực, ngành nghề được đề cập trên và sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

- Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có thể thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động.

Trân trọng!

An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn vệ sinh lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03 đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ kiểm định viên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động theo Nghị định 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về An toàn vệ sinh lao động năm 2024 tỉnh Cà Mau?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động định kỳ đối với nhân viên làm bộ phận văn phòng, bộ phận bán hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Câu chuyện hay ấn tượng tình huống về việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động năm 2024? Nhà nước có chính sách gì về an toàn vệ sinh lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 tập trung bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho những nhóm lao động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn vệ sinh lao động
Nguyễn Thị Kim Linh
422 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào