Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc của cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bao gồm các nội dung nào?
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc của cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 78 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc của cơ sở sản xuất, kinh doanh như sau:
Điều 78. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
1. Căn cứ vào nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định pháp luật, người sử dụng lao động phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc.
2. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;
b) Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;
c) Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
d) Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;
đ) Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án diễn tập.
...
Như vậy, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh tật tại nơi làm việc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có đủ các nội dung sau, bao gồm:
- Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;
- Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;
- Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;
- Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;
- Lực lượng ứng cứu tại chỗ;
- Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở;
- Phương án diễn tập.
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc của cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bao gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc bao gồm những ai?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về thành phần lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc như sau:
Điều 7. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu
1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Như vậy, lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc bao gồm những người sau:
- Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu đảm bảo các điều kiện sau:
+ Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
+ Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
+ Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu.
- Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
Lưu ý: Cơ sở sản xuất kinh doanh phải bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
Doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải có tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về tổ chức lực lượng ứng cứu của doanh nghiệp như sau:
Điều 79. Tổ chức lực lượng ứng cứu
1. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.
...
Như vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải có tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Việc tổ chức lực lượng ứng cứu chỉ bắt buộc phải được thực hiện tại các doanh nghiệp có nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?