Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Mẫu bài viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ?
Căn cứ theo Kế hoạch 51/KH - TLĐ năm 2024 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động” sẽ diễn ra từ 0h00 ngày 15/4/2024 đến 0h00 ngày 15/5/2024.
- Đề thi gồm có 03 phần. Trong đó có phần viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận hoặc câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1.000 chữ.
Dưới đây là mẫu bài viết ngắn trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ có thể tham khảo:
An toàn, vệ sinh lao động luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mọi doanh nghiệp, tổ chức. Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi lẽ, tất cả người lao động đều mong muốn được làm việc trong môi trường an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và nâng cao năng suất lao động. Để giải quyết những thách thức về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động hiện nay, cần có sự chung tay góp sức của doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý nhà nước. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc an toàn, đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động và thường xuyên kiểm tra, giám sát điều kiện làm việc. Đối với các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, mỗi người lao động cũng cần chủ động nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ các quy định về an toàn lao động tại nơi làm việc. Chỉ khi có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người, chúng ta mới có thể xây dựng được môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, góp phần nâng cao tinh thần làm việc, tăng hiệu quả chất lượng công việc. Nói tóm lại, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm chung của doanh nghiệp cũng như ý thức tuân thủ quy định của mỗi người lao động để giảm thiểu các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động. |
Mẫu bài thi trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 chữ? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan.
- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động.
- Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
- Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
- Thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.
- Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhóm 2 có gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhóm 2 có những nội dung sau đây:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động, gồm:
+ Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở.
+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
+ Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
+ Cung cấp kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
+ Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm.
+ Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra.
+ Công tác điều tra tai nạn lao động.
+ Những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động.
+ Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
+ Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Nội dung huấn luyện chuyên ngành, gồm:
+ Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại.
+ Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?