Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 mới nhất?
Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 mới nhất?
Tại phiên họp thứ 32 diễn ra vào chiều 15/4/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Sau thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với 100% ý kiến biểu quyết tán thành. Theo đó:
+ Điều chỉnh tiến độ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật từ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 sang cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
+ Bổ sung 3 dự án, dự thảo vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 trình Quốc hội cho ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024 theo quy trình một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với 2 dự thảo Nghị quyết.
+ Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Về dự kiến các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, trong kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến có 23 dự án luật cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, phần lớn các nội dung đã có sự đồng thuận, chỉ còn 7 dự án còn có ý kiến khác nhau:
+ Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số;
+ Dự án Luật Quản lý phát triển đô thị;
+ Dự án Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (sửa đổi);
+ Dự án Luật Điện lực (sửa đổi);
+ Dự án Luật Thi hành án dân sự;
+ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám sát của Quốc hội và HĐND;
+ Dự án Pháp lệnh chi phí tố tụng cần tiếp tục xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nguồn tham khảo: https://dangcongsan.vn/thoi-su/de-nghi-dieu-chinh-chuong-trinh-xay-dung-luat-phap-lenh-nam-2024-663192.html
Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 mới nhất? (Hình từ Internet)
Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi dự kiến thông qua vào tháng 10/2024?
Theo Điều 1 Nghị quyết 41/2023/UBTVQH15 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau:
Điều 1. Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
Bổ sung các dự án luật sau đây vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 với các chính sách cơ bản nhưđề xuất của Chính phủ:
1. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) các dự án:
a) Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Trường hợp dự án Luật được chuẩn bị có chất lượng tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội đạt sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) theo quy trình tại một kỳ họp;
b) Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi);
c) Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi);
2. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024): dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Qua đó, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 thì Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Trình tự lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như thế nào?
Tại Điều 43 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định trình tự lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
Điều 43. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
1. Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được Chính phủ thông qua.
2. Chính phủ xem xét, thảo luận đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Chính phủ thảo luận;
d) Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
Theo đó, trình tự lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Đại diện Bộ Tư pháp trình bày dự thảo đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
- Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
- Chính phủ thảo luận;
- Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành.
Quy định về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như thế nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?