Kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2024 có thời hạn trong bao lâu?
Kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2024 có thời hạn trong bao lâu?
Kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM chỉ được công nhận và có thời hạn dùng để đăng ký xét tuyển trong năm tuyển sinh hiện hành.
Điều này có nghĩa là thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2024 sẽ phải đăng ký xét tuyển vào các trường đại học có tuyển sinh bằng điểm thi ĐGNL ĐHQG TPHCM ngay trong năm 2024.
Trong năm 2024, ĐHQG TPHCM sẽ tổ chức thi ĐGNL 02 đợt. Tuy nhiên, kỳ thi ĐGNL đợt 1 đã kết thúc vào ngày 7/4/2024.
Do đó, thí sinh có thể tham gia dự thi ĐGNL ĐHQG TPHCM đợt 2 năm 2024 vào ngày 02/06/2024 để có cơ hội xét tuyển vào các trường đại học mong muốn.
Kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM 2024 có thời hạn trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Thí sinh thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM có được cộng điểm ưu tiên thi tốt nghiệp THPT 2024 không?
Căn cứ theo Điều 39 Quy chế Thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 18, khoản 19 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Điều 39. Điểm ưu tiên
1. Xét công nhận tốt nghiệp THPT tính theo 3 diện gồm Diện 1, Diện 2, Diện 3; trong đó, thí sinh Diện 1 là những thí sinh bình thường không được cộng điểm ưu tiên; thí sinh Diện 2 và Diện 3 được cộng điểm ưu tiên.
2. Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81 % (đối với GDTX);
b) Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;
c) Người dân tộc thiểu số;
d) Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT;
đ) Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học;
e) Có tuổi đời từ 35 trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX).
3. Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
a) Người dân tộc thiểu số có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX);
c) Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
4. Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.
5. Những diện ưu tiên khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.
Như vậy, thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM không thuộc diện được cộng điểm ưu tiên thi tốt nghiệp THPT 2024.
Thành phần Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT 2024 gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng ra đề thi như sau:
Điều 17. Hội đồng ra đề thi
1. Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi).
2. Thành phần Hội đồng ra đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học, lãnh đạo các sở GDĐT;
c) Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL
d) Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;
đ) Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;
e) Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động.
...
Theo đó, thành phần Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học, lãnh đạo các sở Giáo dục và Đào tạo.
- Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục Quản lý chất lượng.
- Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu, giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục.
Mỗi bài thi/môn thi sẽ có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi.
- Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;
- Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?