Năm 2024, cơ quan nào đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách?

Năm 2024, cơ quan nào đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách?

Năm 2024, cơ quan nào đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách?

Căn cứ Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước của ngân hàng chính sách như sau:

Điều 17. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước của ngân hàng chính sách
1. Nhà nước là chủ sở hữu của ngân hàng chính sách. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với ngân hàng chính sách.
2. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Năm 2024, cơ quan nào đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách?

Năm 2024, cơ quan nào đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách? (Hình từ Internet)

Ngân hàng chính sách có được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước hay không?

Căn cứ Điều 23 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về bảo đảm hoạt động của ngân hàng chính sách như sau:

Điều 23. Bảo đảm hoạt động của ngân hàng chính sách
1. Ngân hàng chính sách được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Theo đó, ngân hàng chính sách được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; được cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ngân hàng chính sách được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách là bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về hội đồng quản trị của ngân hàng chính sách như sau:

Điều 20. Hội đồng quản trị của ngân hàng chính sách
1. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và các thành viên khác.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
4. Số lượng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị do Chính phủ quy định.
5. Hội đồng quản trị có bộ phận giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận giúp việc do Hội đồng quản trị quy định.

Như vậy, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách không quá 05 năm.

Việc thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về việc thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách như sau:

Điều 16. Thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách
1. Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
2. Chính phủ quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách.
3. Thủ tướng Chính phủ và Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của ngân hàng chính sách.

Như vậy, việc thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách được quy định như sau:

- Ngân hàng chính sách do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Chính phủ quy định nội dung hoạt động của ngân hàng chính sách.

- Thủ tướng Chính phủ và Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với hoạt động của ngân hàng chính sách.

Trân trọng!

Ngân hàng chính sách
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng chính sách
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng chính sách do ai thành lập? Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước của ngân hàng chính sách là ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mãn hạn tù bao nhiêu năm thì được cho vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội để tạo việc làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, cơ quan nào đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước tại ngân hàng chính sách?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng chính sách
Nguyễn Thị Hiền
495 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào