Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào?

Cho tôi hỏi: Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào? Phân loại hàng hoá nguy hiểm như thế nào? (Câu hỏi từ anh Huy - Hà Nội).

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 34/2024/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 15/5/2024) có quy định như sau:

Điều 6. Bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm
1. Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
...

Như vậy, bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.

Ngoài ra tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

- Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;

- Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;

- Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;

- Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;

- Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;

- Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;

- Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;

- Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia?

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào? (Hình từ Internet)

Phân loại hàng hoá nguy hiểm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 42/2020/NĐ-CP có quy định về phân loại hàng hóa nguy hiểm như sau:

Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

[1] Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ.

Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

Nhóm 1.5: Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

[2] Loại 2. Khí.

Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí độc hại.

[3] Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy.

[4] Loại 4.

Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

[5] Loại 5.

Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.

Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

[6] Loại 6.

Nhóm 6.1: Chất độc.

Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

[7] Loại 7: Chất phóng xạ.

[8] Loại 8: Chất ăn mòn.

[9] Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Lưu ý: Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm năm 2024 gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 34/2024/NĐ-CP có quy định về điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP.

- Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

Trân trọng!

Hàng hóa nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hàng hóa nguy hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ từ 15/5/2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024? Phân loại hàng hóa nguy hiểm ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị xử phạt ra sao khi mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ?
Hỏi đáp Pháp luật
Xăng dầu là hàng hóa nguy hiểm loại mấy? Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 3 gồm có giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hàng hóa nguy hiểm
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
88 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hàng hóa nguy hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào