Học phí các trường đại học đào tạo ngành luật năm 2024 là bao nhiêu?

Xin hỏi học phí của các trường đại học ngành luật năm 2024 là bao nhiêu? Cách tính điểm học phần đại học như thế nào? Câu hỏi của Thanh Vân (Bình Dương)

Học phí các trường đại học đào tạo ngành luật năm 2024 là bao nhiêu?

Dưới đây là mức học phí cụ thể trong năm 2024 của các trường có đào tạo ngành luật:

[1] Trường đại học Luật TP.HCM

Mức học phí dự kiến kể từ năm học 2024 - 2025 đến năm học 2026 - 2027 cụ thể như sau:

[2] Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

- Học phí năm 2024 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 27,5 triệu đồng; Cho các ngành đào tạo bằng tiếng Anh là 57,6 triệu đồng.

- Học phí năm 2025 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 31,5 triệu đồng; Cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Anh là 65 triệu đồng.

- Học phí năm 2026 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 35,5 triệu đồng; Cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Anh là 73,5 triệu đồng.

Dự kiến học phí năm 2027 cho các ngành đào tạo bằng Tiếng Việt là 39,5 triệu đồng; các ngành đào tạo bằng Tiếng Anh là 83 triệu đồng.

[3] Trường đại học Luật Hà Nội

Về học phí, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến khoảng hơn 25 triệu đồng/năm đối với chương trình đại trà và hơn 50 triệu đồng/năm đối với chương trình đào tạo chất lượng cao.

Theo đó, đối vối với sinh viên học các chương trình đại trà, năm học 2024-2025, mức học phí dự kiến là 2.538.000 đồng/tháng/sinh viên (1.410.000 x 1,8 lần), tương đương với 725.000 đồng/tín chỉ.

Đối với sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao, năm học 2024-2025, mức học phí dự kiến là 5.076.000 đồng/tháng (2.538.000 đồng x 2 lần) tương đương 725.000 đồng/tín chỉ với các môn học thực tập chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp, giáo dục quốc phòng an ninh; 1.600.000 đồng/tín chỉ với các môn học khác.

Cả chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao của trường đều thu 5 tháng/học kì, 40 tháng/khóa học, 140 tín chỉ/khóa học.

[4] Trường đại học Ngân hàng TP.HCM

Học phí năm 2024 cho ngành Luật là 21,5 triệu đồng

[5] Trường đại học Kinh tế TP.HCM

Nhà trường quy học phí theo tín chỉ. Theo đó, học phí các ngành Luật học bằng Tiếng Việt là 1,065 triệu đồng/tín chỉ, học bằng Tiếng Anh là 1,685 triệu đồng /tín chỉ.

[6]Trường đại học Luật - đại học Huế

Học phí cho ngành Luật khoảng 14 triệu đồng.

[7] Trường đại học Tôn Đức Thắng

Học phí ngành Luật thuộc chương trình đại trà là 27,06 triệu đồng; ngành Luật học bằng Tiếng Anh từ 76-80 triệu đồng; ngành Luật đào tạo ở phân hiệu Khánh Hoà là 20,5 triệu đồng.

[8] Trường đại học Công nghệ TP.HCM

Học phí năm 2024 cho ngành Luật là 54 triệu đồng.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Học phí các trường đại học đào tạo ngành luật năm 2024 là bao nhiêu?

Học phí các trường đại học đào tạo ngành luật năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Cách tính điểm học phần đại học như thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định cách tính điểm học phần đại học được quy định như sau:

[1] Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu 02 điểm thành phần. Đối với học phần nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có 01 điểm đánh giá

[2] Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10. Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

[3] Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần. Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây:

- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn

- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học.

- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

[4] Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Vắng mặt có lý do chính đáng thì sinh viên được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

[5] Điểm học phần = Tổng các điểm thành phần x Trọng số tương ứng.

Trong đó:

*Điểm được làm tròn tới một chữ số thập phân.

*Được xếp loại điểm chữ như dưới đây:

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

A: từ 8,5 đến 10,0.

B: từ 7,0 đến 8,4.

C: từ 5,5 đến 6,9.

D: từ 4,0 đến 5,4.

- Loại đạt không phân mức, áp dụng cho các học phần chỉ yêu cầu đạt, không tính vào điểm trung bình học tập: P: từ 5,0 trở lên.

- Loại không đạt: F: dưới 4,0.

*Đối với các trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra.

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu.

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

Thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển trường đại học trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định bảo lưu kết quả trúng tuyển:

Điều 10. Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.

Như vậy, thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;

- Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Lưu ý: Thí sinh chỉ được bảo lưu kết quả trúng tuyển khi có giấy báo trúng tuyển và phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào