Hướng dẫn một số kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi năm 2024?
- Có mấy kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi?
- Các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu nhân tạo điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
- Các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu tự thân điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
- Các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
- Các bước tiến hành kỹ thuật Tịnh tiến cơ nâng mi trên điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
- Các bước tiến hành kỹ thuật Treo cung mày điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
Có mấy kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi?
Theo Quyết định 627/QĐ-BYT năm 2024 về Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể có 05 kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi như sau:
1.Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu nhân tạo điều trị sụp mi
2.Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu tự thân điều trị sụp mi
3.Phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi điều trị sụp mi
4.Tịnh tiến cơ nâng mi trên điều trị sụp mi
5.Treo cung mày
Hướng dẫn một số kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi năm 2024? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu nhân tạo điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
Theo mục 5 Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu nhân tạo điều trị sụp mi Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi ban hành kèm theo Quyết định 627/QĐ-BYT năm 2024 quy định các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu nhân tạo điều trị sụp mi như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
Các bước tiến hành:
- Vô cảm: Gây tê vùng phẫu thuật bằng Lidocaine hoặc Lidocain + Adrenalin (1/10000); gây mê đối với trẻ em hoặc những trường hợp không hợp tác, có thể gây tê bổ sung.
Treo mi bằng vật liệu nhân tạo vào cơ trán
- Có thể sử dụng phương pháp rạch da mi hoặc luồn kim để treo mi vào cơ trán
- Đánh dấu đường phẫu thuật: Đánh dấu 5 vị trí phẫu thuật để luồn dây Silicon tạo thành hình thang : 3 điểm trên cung mày, 2 điểm trên bờ mi trên tương ứng nếp mi bên lành hoặc nếp mi dự định tạo.
- Sát trùng vùng phẫu thuật, thường sát trùng 2 mắt để tiện so sánh.
- Rạch da theo đường đánh dấu tương ứng nếp mi, hoặc rạch 2 lỗ nhỏ trên đường đánh dấu để chuẩn bị luồn kim.
- Với phương pháp rạch da: mở vách hốc mắt để bộc lộ sụn mi trên.
- Khâu vật liệu treo cơ trán vào bề mặt sụn trên bằng 3 mũi chỉ 6.0 Nylon hay các loại chỉ tương đương; hoặc sử dụng kim để luồn vật liệu treo vào trong diện sụn.
- Luồn vật liệu treo vào vị trí 3 đường rạch ở trán và căn chỉnh độ cong bờ mi và độ hở mi khi nhắm mắt.
- Cố định vật liệu treo cơ trán bằng các mũi chỉ buộc và vùi vào dưới da.
- Khâu da mi bằng chỉ Nylon 6.0, Vicryl 6.0 hoặc các loại chỉ tương đương.
- Tra thuốc mỡ kháng sinh, băng mắt, kết thúc phẫu thuật.
* Điều trị sau phẫu thuật:
- Thuốc kháng sinh và chống viêm tại chỗ và toàn thân nếu có chỉ định.
- Thuốc giảm phù nề nếu cần.
- Thuốc dinh dưỡng giác mạc.
- Cắt chỉ: thường sau 7 ngày khi mép phẫu thuật đã liền tốt.
Các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu tự thân điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
Theo mục 5 Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu tự thân điều trị sụp mi Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi ban hành kèm theo Quyết định 627/QĐ-BYT năm 2024 quy định các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật treo mi vào cơ trán bằng vật liệu tự thân điều trị sụp mi như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 3.1. Các bước tiến hành
Vô cảm: gây tê hoặc gây mê
Bước 3.2. Lấy vật liệu tự thân
- Đánh dấu đường phẫu thuật tại vị trí lấy chất liệu tự thân: cân cơ đùi là loại vật liệu tự thân hay được sử dụng nhất. Đánh dấu đường phẫu thuật ở vị trí 1/3 dưới mặt ngoài đùi.
- Phẫu tích bộc lộ cân cơ đùi, lấy cân cơ đùi kích thước 10x2 mm cho mỗi mi cần treo.
- Khâu đóng da đùi 2 lớp bằng chỉ mũi rời.
- Có thể lấy cân cơ thái dương hoặc cơ trán.
- Tra thuốc, băng ép.
Bước 3.3. Treo mi bằng vật liệu tự thân vào cơ trán
- Có thể sử dụng phương pháp rạch da mi hoặc luồn kim để treo mi vào cơ trán.
- Đánh dấu đường phẫu thuật: Đánh dấu 5 vị trí phẫu thuật để luồn vật liệu tự thân tạo thành hình thang : 3 điểm trên cung mày, 2 điểm trên bờ mi trên tương ứng nếp mi bên lành hoặc nếp mi dự định tạo.
- Sát trùng vùng phẫu thuật, thường sát trùng 2 mắt để tiện so sánh.
- Gây tê vùng phẫu thuật bằng Lidocaine hoặc Lidocain + Adrenalin (1/10000).
- Rạch da theo đường đánh dấu, hoặc rạch 2 lỗ nhỏ trên đường đánh dấu để chuẩn bị luồn kim.
- Với phương pháp rạch da: mở vách hốc mắt để bộc lộ sụn mi trên.
- Khâu vật liệu tự thân treo cơ trán vào bề mặt sụn trên bằng 3 mũi chỉ hoặc sử dụng kim để luồn vật liệu treo vào trong diện sụn.
- Luồn vật liệu treo vào vị trí 3 đường rạch ở trán và căn chỉnh độ cong bờ mi và độ hở mi khi nhắm mắt.
- Cố định vật liệu treo cơ trán bằng các mũi chỉ buộc và vùi vào dưới da
- Khâu da mi bằng chỉ Nylon 6.0.
- Tra thuốc mỡ kháng sinh, băng mắt, kết thúc phẫu thuật.
* Điều trị sau phẫu thuật
- Thuốc kháng sinh và chống viêm tại chỗ và toàn thân nếu có chỉ định.
- Thuốc giảm phù nề nếu cần.
- Thuốc dinh dưỡng giác mạc.
Các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
Theo mục 5 Phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi điều trị sụp mi Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi ban hành kèm theo Quyết định 627/QĐ-BYT năm 2024 quy định các bước tiến hành kỹ thuật Phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi điều trị sụp mi như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
Các bước tiến hành (thêm phần gây tê hoặc gây mê giống phần 1)
- Đánh dấu đường phẫu thuật: theo đường nếp mi tương ứng với mi mắt bên không sụp hoặc rạch da cách bờ mi 5-6 mm nếu không có nếp mi rõ ràng, cân đối với mi bên không sụp.
- Vô cảm: gây tê hoặc gây mê.
- Sát trùng vùng phẫu thuật, thường sát trùng 2 mắt để tiện so sánh.
- Gây tê vùng phẫu thuật bằng Lidocaine hoặc Lidocain + Adrenalin (1/10000).
- Rạch da theo đường đánh dấu.
- Mở vách hốc mắt để bộc lộ cơ nâng mi.
- Xác định chiều dài cơ nâng mi cần cắt.
- Cắt bỏ phần cơ nâng mi theo phần đã xác định.
- Khâu bờ dưới cơ nâng mi vào bờ trên sụn mi và kiểm tra mức độ cân đối giữa hai mắt.
- Khâu da mi bằng chỉ Nylon 6.0 hoặc các loại chỉ tương đương.
- Tra thuốc mỡ kháng sinh, băng mắt, kết thúc phẫu thuật.
* Điều trị sau phẫu thuật
- Thuốc kháng sinh và chống viêm tại chỗ và toàn thân nếu có chỉ định.
- Thuốc giảm phù nề nếu cần.
- Thuốc dinh dưỡng giác mạc.
Các bước tiến hành kỹ thuật Tịnh tiến cơ nâng mi trên điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
Theo mục V Tịnh tiến cơ nâng mi trên điều trị sụp mi Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi ban hành kèm theo Quyết định 627/QĐ-BYT năm 2024 quy định các bước tiến hành kỹ thuật Tịnh tiến cơ nâng mi trên điều trị sụp mi như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Đánh dấu đường phẫu thuật: Theo đường nếp mi tương ứng với nếp mi của mi không sụp hoặc rạch da cách bờ mi 5-6 mm nếu không có nếp mi rõ ràng, cân đối với mi bên không sụp.
- Vô cảm: gây tê hoặc gây mê.
- Sát trùng vùng phẫu thuật, thường sát trùng 2 mắt để tiện so sánh.
- Gây tê vùng phẫu thuật bằng Lidocaine hoặc Lidocain + Adrenalin (1/10000).
- Rạch da theo đường đánh dấu.
- Mở vách hốc mắt để bộc lộ cơ nâng mi và bộc lộ sụn mi.
- Tìm cân cơ nâng mi, khâu tịnh tiến cơ nâng mi vào bờ trên sụn bằng 3 mũi chỉ Vicryl 6.0 hoặc chỉ tương đương, kiểm tra mức độ cân đối giữa hai mắt.
- Khâu da mi bằng chỉ Nylon 6.0 hoặc các loại chỉ tương đương.
- Tra thuốc mỡ kháng sinh, băng mắt, kết thúc phẫu thuật.
* Điều trị sau phẫu thuật
- Thuốc kháng sinh và chống viêm tại chỗ và toàn thân nếu có chỉ định.
- Thuốc giảm phù nề nếu cần.
- Thuốc dinh dưỡng giác mạc.
Các bước tiến hành kỹ thuật Treo cung mày điều trị bệnh sụp mi như thế nào?
Theo mục 5 Treo cung mày Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi ban hành kèm theo Quyết định 627/QĐ-BYT năm 2024 quy định các bước tiến hành kỹ thuật Treo cung mày như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
Các bước tiến hành
Bước 3.1. Nâng cung mày theo bờ trên cung mày
- Chỉ định: Cung mày sa xuống dưới bờ trên ổ mắt cho mọi độ sa và hình thái sa, cung mày thấp, thừa da trán của cả nam và nữ.
- Phương pháp phẫu thuật
+ Đánh dấu hai đường rạch da ở bờ trên cung mày phụ thuộc vào mức độ sa cung mày hoặc thừa da trán, hai đường tạo thành hình vòng cung phía trên cung mày.
+ Gây tê tại chỗ bằng dung dịch Lidocain 2% có pha Adrenalin 1:100.000.
+ Rạch da theo đường đánh dấu cắt bỏ dải da thừa.
+ Đốt cầm máu.
+ Khâu 2 lớp, Vicryl cho lớp sâu và khâu da bằng chỉ nylon 6.0.
+ Tra thuốc kháng sinh, chống viêm.
+ Thay băng hàng ngày và chăm sóc vết phẫu thuật bằng dung dịch Betadine 5%, mỡ kháng sinh.
+ Cắt chỉ sau 10 ngày.
Bước 3.2. Nâng cung mày theo đường dưới cung mày
- Chỉ định: Tình trạng thừa da mi trên ở người lớn tuổi.
- Trình tự phẫu thuật.
+ Đánh dấu hai đường rạch da ở bờ dưới cung mày, tạo thành vòng cung ở phía dưới cung mày.
+ Tê tại chỗ bằng lidocain 2% có pha adrenalin 1:100.000.
+ Rạch da theo đường đánh dấu và cắt bỏ da thừa.
+ Cắt một phần cơ vòng mi trên.
+ Đốt cầm máu.
+ Khâu hai lớp: lớp sâu chỉ Vicryl và khâu da bằng chỉ Nylon.
+ Tra mỡ kháng sinh, băng vô khuẩn
* Điều trị sau phẫu thuật
- Thuốc kháng sinh và chống viêm tại chỗ và toàn thân nếu có chỉ định.
- Thuốc giảm phù nề nếu cần.
- Thuốc dinh dưỡng giác mạc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?