Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất năm 2024?
Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất năm 2024?
Nhà giáo muốn được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân phải nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân có kèm bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi về nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội.
Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân được sử dụng theo Mẫu số 01 của Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP.
Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất năm 2024 tại đây.
Mẫu bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Giảng dạy, công tác trong ngành giáo dục bao nhiêu năm để đủ điều kiện xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định về thời gian giảng dạy, công tác để được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân như sau:
Điều 7. Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”
Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt được các tiêu chuẩn sau:
1. Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
...
Như vậy, nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu muốn được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân phải có thời gian giảng dạy, công tác như sau:
- Nhà giáo: có 20 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy;
- Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục: có từ 25 năm trở lên công tác trong ngành giáo dục, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Đối tượng nào được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Thi đua Khen thưởng 2022 quy định về đối tượng được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân như sau:
Điều 64. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”
1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.
...
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Nghị định 35/2024/NĐ-CP cũng quy định về đối tượng được xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục bao gồm:
a) Nhà giáo và cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (sau đây gọi chung là nuôi dạy), giảng dạy trong cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục;
b) Cán bộ quản lý làm nhiệm vụ quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục);
c) Cán bộ nghiên cứu giáo dục làm nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;
d) Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;
đ) Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục dân lập và tư thục.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.
Như vậy, danh hiệu Nhà giáo nhân dân là danh hiệu được xét tặng cho các cá nhân gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục, cụ thể bao gồm:
- Nhà giáo và cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, giảng dạy trong cơ sở giáo dục;
- Cán bộ quản lý làm nhiệm vụ quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục;
- Cán bộ nghiên cứu giáo dục làm nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;
- Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;
- Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục dân lập và tư thục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?