Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Kiểm tra hải quan là gì?
Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định về kiểm tra hải quan như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
...
Như vậy, kiểm tra hải quan là việc các cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra như sau:
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan;
b) Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện từ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 10, khoản 11 Điều này;
...
10. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều này;
...
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:
Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
...
đ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
...
Như vậy, người nào có hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền cụ thể đối với người có hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra là mức trung bình của khung phạt tiền trên. Mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm 10% mức tiền phạt trung bình, mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình nhưng không được vượt ngoài khung tiền phạt.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu mọi tang vật đối với hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra và buộc phải nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy.
Lưu ý: Mức phạt tiền vi phạm hành chính nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, đối với cá nhân vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Loại hàng hóa nào được miễn kiểm tra thực tế hải quan?
Căn cứ Điều 33 Luật Hải quan 2014 quy định về hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hải quan như sau:
Điều 33. Kiểm tra thực tế hàng hóa
1. Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế.
...
Như vậy, hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế hải quan, bao gồm:
- Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;
- Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu ý: Trong trường hợp các hàng hóa nêu trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải được kiểm tra thực tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?