Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? Trong thời kỳ ổn định ngân sách có thể thay đổi tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách không?
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì?
Căn cứ khoản 23 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về thời kỳ ổn định ngân sách địa phương như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
....
Như vậy, thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 05 năm.
Thời gian này trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội.
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? Trong thời kỳ ổn định ngân sách có thể thay đổi tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách không? (Hình từ Internet)
Trong thời kỳ ổn định ngân sách có thể thay đổi tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách không?
Căn cứ khoản 7 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về thời kỳ ổn định ngân sách địa phương như sau:
Điều 9. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách
...
7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
b) Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;
c) Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới;
...
8. Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.
...
Như vậy, trong thời kỳ ổn định ngân sách, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách không được phép thay đổi.
Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách chỉ được thay đổi sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách theo nguyên tắc tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách
Công thức xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định về cách xác định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Theo đó, công thức tính tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương như sau:
- Trường hợp tổng số chi ngân sách địa phương trừ đi tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% nhỏ hơn tổng số các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương thì tính theo công thức sau:
Tỷ lệ phần trăm = [(Tổng số chi ngân sách địa phương - Tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%) / Tổng số các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương] x 100% |
- Trường hợp tổng số chi ngân sách địa phương trừ đi tổng số các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% lớn hơn hoặc bằng tổng số các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương thì tính theo công thức sau:
Tỷ lệ phần trăm = 100% |
Lưu ý: Phần chênh lệch (nếu có) tronh trường hợp này sẽ được ngân sách trung ương bổ sung để cân đối ngân sách địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?